Nhận định nguyên nhân làm tôm sú nuôi chậm lớn

Kết quả giám sát bệnh tôm nuôi định kỳ hàng tháng của Chi cục Thú y Kiên Giang và thông tin từ người nuôi tôm cho thấy: trong các vụ nuôi tôm gần đây tình trạng tôm chậm lớn được ghi nhận ở nhiều ao nuôi kể cả nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và quảng canh cải tiến.

tôm còi
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thông thường tôm sú nuôi khoảng 4 tháng là thu hoạch, tuy nhiên nếu tôm bị bệnh còi cọc, chậm lớn thì thời gian nuôi có khi kéo dài đến 5 tháng nhưng kích cỡ tôm thu hoạch cũng khoảng 42-50 con/kg. Hậu quả là phải kéo dài thời gian nuôi, tăng hệ số thức ăn, tăng chi phí sản suất, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế thậm chí thua lỗ. Việc tôm sú nuôi bị chậm lớn có thể do những khả năng sau:

Thứ nhất: tôm giống bị nhiễm bệnh còi do MBV (Monodon Baculovirus) hoặc HPV (Hepatopancreatic parvovirus) hoặc bị Hội chứng chậm lớn trên tôm sú LSNV (Laem singh virus ). Bệnh do MBV và HPV đã được đề cập nhiều, riêng LSNV là tương đối mới, bệnh này đã xuất hiện và được ghi nhận tại các nước Ấn Độ, Thái Lan. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, rộng và gây hiện tượng tôm chậm lớn trong suốt quá trình nuôi.

Theo các nhà nghiên cứu, bệnh chậm lớn do LSNV có sự khác biệt với tôm sú bị còi do nhiễm HPV (Hepatopancreatic parvovirus) và MBV (Monodon Baculovirus) bởi các đặc trưng khi tôm nhiễm bệnh LSNV: (1) Màu sắc sậm màu bất thường, (2) tăng cân trung bình mỗi ngày dưới 0.1 g/ngày trong 4 tháng, (3) tạo ra màu vàng sáng bất thường, (4) đốt bụng có dạng thân đốt tre, (5) dễ gãy râu.

Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tôm sú nuôi có biểu hiện chậm lớn nhưng xét nghiệm không phát hiện nhiễm bệnh còi do MBV.

Thứ hai: có thể do việc lạm dụng chất kháng sinh liên tục ở liều cao trong sản xuất, ương gièo để điều trị bệnh nhiễm khuẩn của tôm giống đã làm giảm sức kháng bệnh của tôm khi đưa vào nuôi, giảm khả năng chuyển hóa thức ăn dẫn tới tình trạng tôm chậm lớn, còi cọc làm tăng hệ số sử dụng thức ăn, tăng chi phí. Ngoài ra còn để lại dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.  Một số loại kháng sinh thường dùng trong sản xuất tôm giống là Chloramphenicol, Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Norfloxacin và axit Oxolinic.  Có cơ sở còn dùng kháng sinh của người cho tôm như Ampiciline, Tetraciline, lâu dần làm cho các vi khuẩn gây bệnh bị kháng thuốc, nên phải dùng liều cao hơn hoặc kháng sinh khác thay thế.

Thứ ba: có thể do cơ sở sản xuất sử dụng tôm giống bố, mẹ không đạt chất lượng, lạm dụng quá mức sức sinh sản tôm mẹ.

Do nhu cầu tôm giống phục vụ cho nuôi tôm ngày càng lớn trong khi nguồn lợi tôm giống bố mẹ khai thác ngoài tự nhiên giảm đáng kể, rất khó để nuôi thành thục tôm bố mẹ dẫn đến sự khan hiếm nguồn tôm bố mẹ, đẩy giá lên cao nên cơ sở sản xuất sử dụng tôm giống bố, mẹ không đạt chất lượng, lạm dụng quá mức sức sinh sản của chúng để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Để có được tôm giống chất lượng, thường tôm mẹ đưa vào sinh sản phải có trọng lượng từ 180-200g/con, được khai thác ở các vùng biển sâu ngoài khơi và chỉ nên cho sinh sản không quá 3 lần/tôm mẹ. Tuy nhiên, trong thực tế yêu cầu này rất ít khi được thỏa mãn đối với những cơ sở sản xuất tôm giống theo mùa vụ, cơ sở nhỏ lẻ, không có thương hiệu trên thị trường. Họ thường dùng tôm mẹ khoảng 150g/con hoặc ép cho sinh sản nhiều lần bằng việc sử dụng các biện pháp kích thích, kháng sinh,…làm cho tôm giống PL có sức tăng trưởng kém, khả năng miễn dịch thấp như đã đề cập ở trên khi đưa vào ao nuôi.

Để có được tôm giống tốt phục vụ cho người nuôi, việc sớm tổ chức triển khai Đề án sản xuất giống thủy sản đã được UBND tỉnh phê duyệt sẽ đáp ứng cơ bản nhu cầu tôm giống tại địa phương. Ngoài ra công tác kiểm dịch tôm giống tại nới xuất phát phải được thực hiện chặt chẽ, đúng trình tự quy định, nhất thiết phải xét nghiệm các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, kể cả xét nghiệm một số kháng sinh thường dùng trong sản xuất giống, không cho lưu thông tôm giống không đạt yêu cầu vệ sinh thú y, tiêu hủy tôm bệnh, sẵn sàng công khai những cơ sở cố tình vi phạm, vi phạm nhiều lần, cơ sở sản xuất, kinh doanh giống không đảm bảo chất lượng để người dân biết.

Điều quan trọng là trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống trong quá trình sản xuất của mình phải chấp hành đúng quy định pháp luật về sử dụng thuốc, hóa chất, tuyệt đối không sử dụng kháng sinh mà áp dụng quy trình vi sinh để sản xuất, sử dụng tôm giống bố mẹ đạt chất lượng, không cho sinh sản quá 03 lần/tôm mẹ, trường hợp sử dụng đàn bố mẹ nhập khẩu phải có chứng nhận nguồn gốc và chứng nhận kiểm dịch đầy đủ, khuyến khích các cơ sở có điều kiện nhập công nghệ hoặc hợp tác với các công ty nước ngoài sản xuất tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng di truyền, sạch bệnh, kháng bệnh tại Việt Nam. Người nuôi tôm cần xét nghiệm kỹ các bệnh tôm giống trước khi thả nuôi, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.

Sở NN&PTNT Kiên Giang, 11/05/2015
Đăng ngày 16/05/2015
Đình Xuyên - Chi cục Thú y Kiên Giang
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:29 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:29 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:29 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:29 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:29 22/09/2024
Some text some message..