Nhật-Trung nối lại thảo luận đánh cá ở quần đảo tranh chấp

Cuộc thảo luận đã bị tạm ngưng từ tháng 2/2009 do hai bên không tìm được tiếng nói chung.

Đảo Outsuri, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Đảo Outsuri, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (Ảnh: Reuters)

Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) có thể nối lại các cuộc thảo luận về quyền đánh cá tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng tới.

Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) đã bắt đầu thảo luận về phạm vi khu vực đánh cá xung quanh quần đảo này từ năm 1996. Tuy nhiên, cuộc thảo luận đã bị tạm ngưng từ tháng 2/2009 do hai bên không tìm được tiếng nói chung.

Theo nguồn tin từ Cơ quan quản lý thủy sản Nhật Bản, nước này đang xem xét chủ đề của cuộc thảo luận lần tới, trong đó bao gồm quyền đánh bắt cá ngừ tại vùng biển xung quanh quần đảo và vấn đề tàu cá của Đài Loan (Trưng Quốc) hoạt động tại vùng biển này mà Nhật Bản coi là bất hợp pháp.

Theo các nhà phân tích, trước khả năng “mù mịt” trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản đang tìm cách làm dịu bớt quan hệ với Đài Loan (Trung Quốc), vùng lãnh thổ vốn có quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản nhưng cũng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Tháng trước, một đoàn tàu đánh cá và tàu tuần duyên của Đài Loan (Trung Quốc) đã đi vào khu vực quần đảo tranh chấp nhằm phản đối kế hoạch quốc hữu hóa quần đảo này của Nhật Bản.

Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang tỏ thái độ thận trọng trong việc đưa tranh chấp với Hàn Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Takeshima (mà Hàn Quốc gọi là Dokdo) ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ).

Mặc dù vẫn khẳng định quyết tâm đưa vụ tranh chấp ra Tòa án Công lý quốc tế nhưng chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc thời điểm thích hợp. Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng do tranh chấp lãnh thổ, Nhật Bản sẽ khó có thể cùng lúc đối phó trên cả hai mặt trận nếu quan hệ với Hàn Quốc thêm căng thẳng. Hơn nữa, quan hệ với Hàn Quốc đang có dấu hiệu được cải thiện khi phía Hàn Quốc có nhiều động thái mong muốn không để tranh chấp lãnh thổ ảnh hưởng đến quan hệ hai nước./.

VOV
Đăng ngày 22/10/2012
Thế giới
Bình luận
avatar

“Bấp bênh” khi quay trở lại với con tôm sú

Dựa vào tình hình hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng đang lao dốc mạnh. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm đang bắt đầu quay lại với mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, từ con tôm thẻ, khó khăn lại khi chuyển đổi sang con tôm sú.

Tôm sú
• 10:16 17/07/2024

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:37 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:37 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:37 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:37 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:37 20/09/2024
Some text some message..