Nhiều nghị sỹ Mỹ tiếp tục yêu cầu hủy bỏ chương trình thanh tra cá da trơn của USDA

Ngày 21/3/2013, hai nghị sỹ Mỹ John McCain (bang Arizona) và Jeanne Shaheen (bang New Hampshire) cùng 8 nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ đã đề xuất dự luật S.632 nhằm hủy bỏ chương trình thanh tra tất cả các loài cá da trơn NK của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Một dự luật tương tự H.R.1314 cũng được Hạ nghị sỹ Vicky Hartzler (bang Missouri) và Lucille Roybal-Allard (bang California) cùng 23 thành viên trong Quốc hội đề xuất tại Hạ viện.

thanh tra cá da trơn
Ảnh minh họa

Trách nhiệm thanh tra thủy sản NK thuộc thẩm quyền của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nhưng vai trò này đã được chuyển sang cho USDA theo một điều khoản trong Luật Nông nghiệp Mỹ 2008. Theo Nghị sỹ McCain, Cơ quan Giải trình Chính phủ (GAO) đánh giá chương trình thanh tra chưa đi vào hoạt động nhưng đã tiêu tốn khoảng 20 triệu USD và sẽ còn gây tốn kém hơn nữa. Mục đích thực sự của chương trình là vực dậy ngành cá da trơn nội địa bằng tiền của người tiêu dùng Mỹ và các đối tác thương mại quốc tế.

Nghị sỹ Shaheen coi chương trình thanh tra là một khoản chi tiêu tốn kém và lãng phí của chính phủ. “Chúng ta cần đảm bảo từng đồng tiền thuế của dân được sử dụng đúng đắn và việc hủy bỏ chương trình chồng chéo và tốn kém này là điều không cần phải suy nghĩ". Giới kinh doanh, những người đứng đầu ngành thủy sản và một số thành viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều nhất trí việc hủy bỏ chương trình thanh tra của USDA là một quyết định sáng suốt.

Nghị sỹ Lucille Roybal-Allard đánh giá, nếu không bãi bỏ ngay, chương trình này sẽ còn làm phân tán trách nhiệm thanh tra thủy sản giữa hai cơ quan liên bang khác nhau, làm suy yếu hệ thống an toàn thực phẩm và đặt người tiêu dùng vào tình thế nguy hiểm.

Đề xuất hủy bỏ chương trình thanh tra cũng nhận được nhiều ủng hộ. Trang web “reperalcatfish.com” đã công bố danh sách các nhóm ủng hộ việc phản đối chương trình này từ các lĩnh vực an toàn thực phẩm, giám sát ngân sách, các luật sư. Ngoài ra còn có hơn 70 nghị sỹ Quốc hội phản đối chương trình thanh tra.

Nhật báo Phố Wall mới đây chỉ trích việc những người ủng hộ chương trình thanh tra đã núp dưới chiêu bài “lo ngại cho sức khỏe cộng đồng” để thu hút sự ủng hộ cho một chương trình vốn chỉ bảo vệ một ngành công nghiệp nhỏ cấp vùng. Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) cũng lên tiếng phản đối chương trình thanh tra này trên trang repealcatfish.com.

Bất chấp những ý kiến phản đối, chương trình thanh tra cá da trơn vẫn còn đó. Năm ngoái, đề xuất hủy bỏ chương trình đã được Thượng viện Mỹ tán thành nhưng bị cản trở tại Hạ viện, cụ thể là tại Ủy ban Nông nghiệp của Hạ viện. Nguyên nhân do có nhiều nghị sỹ ủng hộ chương trình thanh tra đang tham gia Ủy ban này.

Theo SeafoodSource
Đăng ngày 16/04/2013
ngọc hà
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 07:24 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:24 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 07:24 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 07:24 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 07:24 21/09/2024
Some text some message..