Nhiều quốc gia đầu nguồn Mê Kông xây đập thủy điện: 20 triệu dân ĐBSCL chịu ảnh hưởng

Đó là lo ngại của các nhà quản lý, chuyên gia tại hội thảo tham vấn dự án thủy điện Pắc-Beng của Lào trên dòng chính sông Mê Kông do Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam (UBSMK) tổ chức tại Cần Thơ vào hôm qua, 12/5.

Nhiều quốc gia đầu nguồn Mê Kông xây đập thủy điện: 20 triệu dân ĐBSCL chịu ảnh hưởng
Nhiều quốc gia đầu nguồn Mê Kông xây đập thủy điện dân ĐBSCL chịu ảnh hưởng

"Việc xây dựng đập thủy điện cùng với biến đổi khí hậu đã tác động kép lên ĐBSCL mà đỉnh điểm là xâm nhập mặn hồi năm 2016 và sạt lở khắp nơi ở ĐBSCL, nhất là tại An Giang gần đây”- Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà nói.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng bày tỏ lo ngại khi gần đây tình hình khai thác nguồn nước dòng chính sông Mê Kông càng gia tăng. Các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan đang tập trung xây dựng các dự án thủy điện. Việt Nam ở cuối nguồn nên quan tâm đặc biệt và quan ngại sâu sắc trước việc các quốc gia đầu nguồn xây đập thủy điện.

Chịu tác động kép

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng-Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ĐBSCL hiện nay đang chịu tác động kép bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và xây đập ở thượng nguồn ngày càng nặng nề. Cụ thể, rõ nhất là năm 2016, xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển, còn bờ sông thì lũ không về, tình hình sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng.

Ông dẫn chứng, Đồng Tháp có 123 km dọc bờ sông Tiền kéo dài đến giáp Campuchia, thì sạt lở hết 60 – 100 km (chiếm trên 60%). “Cần phải có kịch bản cho ĐBSCL nếu các đập đi vào hoạt động cùng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, vận hành cơ chế liên hồ sao cho đảm bảo an toàn và phải có dự báo, tính toán dài hơi thì mới mong ĐBSCL tồn tại”-ông Hùng đề xuất.

PGS.TS Lê Anh Tuấn-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu trường Đại học Cần Thơ đề nghị tạm hoãn việc xây đập Pắc-Beng một thời gian để hoàn thiện báo cáo tác động môi trường. Ông cho rằng, xây đập ngay sẽ không chỉ ảnh hưởng đến 20 triệu dân ĐBSCL mà còn ảnh hưởng đến 60 triệu dân sống ven sông Mê Kông, kể cả ở các nước thượng nguồn (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar).

Ông Tuấn phân tích, đập Pắc- Beng sẽ giữ những lượng bùn cát từ thượng nguồn về hạ lưu trong chuỗi các bậc thang thủy điện. Càng nhiều bậc thang và hồ chứa thì sự thiếu hụt phù sa và bùn cát về đồng bằng càng gia tăng. Hệ quả là sạt lở bờ sông và ven biển, xâm nhập mặn, sự thay đổi hệ sinh thái thủy sinh càng gia tăng và ngày càng tích lũy. Vì thế, khả năng tan rã vùng đồng bằng ngày ngày càng rõ nét.

Cùng quan điểm với PGS.TS Lê Anh Tuấn, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước cho rằng, ĐBSCL sạt lở như hiện nay là do cán cân trầm tích thiếu, dự báo 20 – 30 năm nữa sẽ bị lún chìm.

Vì thế, ông đề nghị các nước thượng nguồn xây đập phải xem đến lợi ích của các nước trong khu vực. Đồng thời, khi xây dựng cần đánh giá tác động trên toàn môi trường nước và có tính dài hạn. Còn ông Nguyễn Văn Sánh-Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển ĐBSCL (thuộc Đại học Cần Thơ) lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến an ninh nguồn nước. Đồng thời, ĐBSCL sẽ gặp khó trong việc liên kết vùng.

Xâm nhập mặn nghiêm trọng

Ông Trần Minh Khôi, chuyên gia của UBSMK Việt Nam cho biết, thủy điện Pắc-Beng sẽ gây nguy cơ suy giảm chất lượng nước, đồng thời làm giảm hàm lượng và tải lượng phù sa bùn cát về phía hạ lưu dẫn đến suy giảm nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, quan ngại đến sinh kế của gần 20 triệu người dân khu vực này.

Tính toán sơ bộ cho thấy, tác động tích lũy của 11 bậc thang thủy điện dòng chính sông Mê Kông, trong đó có dự án Pắc-Beng có thể làm giảm từ 60 - 67% nguồn chất dinh dưỡng (đạm và lân) cho ĐBSCL. Ngoài ra, còn góp phần làm gia tăng sạt lở, xâm nhập mặn cho khoảng 16 – 20% dân số ĐBSCL.

Theo TS. Nguyễn Văn Trọng, nguyên Viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản 2 (Bộ NN&PTNT), dự án sẽ ảnh hưởng đến di cư của các loài cá như cá tra dầu, cá vồ cờ, bông lau…Hơn nữa, sự suy giảm phù sa cùng với dinh dưỡng sẽ tác động đến chức năng hệ sinh thái thủy sinh.

Còn ông Nguyễn Anh Đức, đại diện nhóm chuyên gia của UBSMK Việt Nam chỉ ra rằng, dự án Pắc–Beng không chỉ chịu tác động tại chỗ là lưu giữ hầu hết bùn cát đáy và một phần bùn cát lơ lửng về từ thượng nguồn trong lòng hồ, ước tính tổng bùn cát đáy và lơ lửng bị thu giữ là 90%.

Ngoài ra, còn tác động xuyên biên giới, cụ thể là ĐBSCL của Việt Nam. Ông Đức dẫn chứng, nếu xét 3 công trình Pắc Beng, Xay-nha-by-ry và Đôn-sa-hong thì tại Tân Châu-Châu Đốc (An Giang) tổng lượng bùn cát bị giảm khoảng 5%. Còn xét tổng thể chuỗi 11 đập trên sông Mê Kông thì bị giảm đến 65%.

Pắc-Beng là công trình thủy điện đầu tiên của bậc thang 11 đập thủy điện trên dòng chính vùng hạ lưu vực Mê Kông. Công trình nằm ở huyện Pắc Beng, tỉnh U-đôm-xay cách thành phố Viêng Chăn của Lào 610 km về phía thượng lưu và cách biên giới Việt Nam 1.933 km. Công suất thiết kế là 912 MW và điện lượng trung bình năm là 4.765 GwH do Công ty Sản xuất năng lượng quốc tế Datang của Trung Quốc làm chủ đầu tư. Khi hoàn thành lượng điện chủ yếu xuất khẩu sang Thái Lan 90%, còn lại phục vụ nội địa.

 

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 13/05/2017
Hòa Hội
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:37 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:37 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:37 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:37 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:37 25/09/2024
Some text some message..