Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
Tôm được đông lạnh để vận chuyển đi đường xa

Đối với vận chuyển tôm giống 

Sau khi chọn được tôm giống có chất lượng tốt, người nuôi cần phải vận chuyển chúng đúng phương pháp từ trại tôm về ao nuôi để đảm bảo sức khỏe của tôm tốt, không bị ảnh hưởng. 

Sau khi đã chọn được tôm giống có chất lượng tốt nhưng nếu người nuôi không vận chuyển tôm giống đúng cách từ trại tôm về ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của tôm giống. Vì vậy việc vận chuyển tôm đúng cách, đúng theo kỹ thuật nuôi tôm giống là điều người nuôi cần đặc biệt chú ý để chất lượng tôm giống không bị ảnh hưởng, tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa tình trạng chết trong thời gian đầu thả xuống ao. 

Điều không kém phần quan trọng là phương pháp vận chuyển đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm giống, khi về đến nơi tôm không bị hao nhiều, không bị yếu và mật độ thả phải tính toán sao cho phù hợp để tỷ lệ sống đạt 25 – 30 con/m2 ao nuôi công nghiệp, 1 – 3 con/m2 đối với nuôi quảng canh cải tiến. 

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu, kỹ thuật nuôi tôm sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: 

- Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa hai môi trường nuôi. 

- Thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm đến khoảng 230 độ C (từ 27 – 280 độ C giảm xuống 25 – 260 độ C và sau đó giảm xuống còn 23 – 240 độ C mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút). 

- Đựng tôm giống PL15 khoảng 4.000 con/l nước và cho sục khí vào bao (Macrogard 40cc/400l). 

- Thùng bên ngoài nên bỏ đá lạnh vào để giữ nhiệt. 

- Tôm giống nên được đưa đến chỗ nuôi trong vòng 23 – 24 giờ. 

- Một bao tôm giống cho vào một bể cỡ 1x1x1 để kiểm tra mệt độ và tỷ lệ sống. 

Tôm giốngTôm giống cần được vận chuyển với phương pháp thích hợp để giảm sốc cho tôm. Ảnh: sinhhoctomvang.vn

Đối với tôm thương phẩm 

Cách vận chuyển tôm còn sống vẫn luôn giữ được độ tươi ngon là điều mà được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo đó, khác với cách vận chuyển hải sản sống thì với cách vận chuyển tôm bằng phương pháp cho tôm ngủ đông là cách làm được đánh giá cao và hiệu quả nhất hiện nay. 

Đầu tiên, cho tôm còn sống vào trong bể. Sử dụng các bể chứa tôm bằng nước biển với nhiệt độ 20 độ C và cho tôm vào bên trong bể để giữ cho tôm không bị chết khi vận chuyển đi xa. Sau đó ta sẽ tiến hành cho tôm nghỉ trong bể khoảng 12 giờ đồng hồ. 

Tiếp theo, cho tôm ngủ đông. Chuẩn bị các thùng xốp cách nhiệt tốt, tiếp đó đổ nước biển vào trong thùng, cần giữ mức nhiệt trong thùng xốp luôn duy trì ổn định ở 15 độ C. Cho tôm đang nghỉ ở trong bể nước biển vào trong các thùng xốp và đợi khoảng 90 – 150 phút để cho tôm dần chuyển sang trạng thái ngủ đông của chúng. 

Tôm súTôm sú là sản phẩm đang được người dùng yêu thích với độ tươi ngon, dai ngọt của chúng. Ảnh: kienvang247

Cuối cùng, khi đến nơi, ta sẽ tiến hành sục khí vào trong các thùng chứa tôm, mỗi lần sục khoảng 15 phút và không nên sục quá lâu. Sau đó sẽ cho tôm vào trong môi trường nước biển với mức nhiệt là 15 độ C để dần dần đánh thức tôm tỉnh. Cứ mỗi sau 15 phút, nâng nhiệt độ thêm 1 độ C cho đến khi nhiệt độ trong bể nước biển đã đạt mức 20 độ C. 

Tôm sau khi đã được chứa trong bể nước biển duy trì ở mức 20 độ C sau khoảng từ 60 – 90 phút sẽ được đánh thức hoàn toàn. Cách vận chuyển tôm còn sống này sẽ giúp cho tôm sống đạt 100% sau từ 6 – 7 giờ vận chuyển và khoảng 70 – 80% sau 12 – 13 giờ vận chuyển. 

Qua thông tin trên, Tép Bạc mong muốn bà có có thể hiểu thêm về các phương pháp vận chuyên tôm giống và tôm thương phẩm. Từ đó, có thể bổ sung thêm về kiến thức cũng như kỹ thuật trong nuôi tôm. Chúc bà con có một vụ nuôi thắng lợi! 

Đăng ngày 28/03/2024
Mây @may
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Kháng sinh đồ và hiệu quả giảm thiểu kháng kháng sinh trong nuôi tôm

Kháng sinh hiện nay như một biện pháp trị bệnh cho tôm hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Việc này gây ra hệ lụy lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Để giải quyết vấn nạn này, kháng sinh đồ trở thành công cụ quan trọng để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả và bền vững.

Đĩa khuẩn
• 10:16 08/07/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 08:00 07/07/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 07:38 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:38 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 07:38 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 07:38 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 07:38 20/09/2024
Some text some message..