Những thủy quái nước ngọt lớn nhất hành tinh

Tuy nhỏ hơn rất nhiều so với những loài cá sống dưới đại dương nhưng kích cỡ cơ thể của những loài cá nước ngọt vẫn nằm ngoài sức tưởng tượng của rất nhiều người.

cá da trơn khổng lồ
Cá da trơn khổng lồ trên sông Mekong bị bắt giữ tại Campuchia năm 2007.

Cá da trơn khổng lồ sông Mekong

Là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, cá da trơn sông Mekong có thể phát triển cơ thể tới chiều dài 3 m. Gần như không có kẻ thù tự nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển trên dòng sông Mekong nhưng loài cá này đang đứng sát mép vực tuyệt chủng bởi mức độ đánh bắt quá mức của con người hoặc sự hình thành liên tiếp các đập thủy điện trên dòng sông.

Hiện tại, con người còn lưu giữ rất nhiều tài liệu cổ xưa có niên đại hàng ngàn năm nói về loài cá da trơn khổng lồ trên dòng sông Mekong. Trong khi đó, con cá da trơn lớn nhất được bắt giữ ở miền Bắc Thái Lan năm 2005 với cân nặng 293 kg. Tính tới thời điểm hiện tại, chú cá trên cũng là con cá nước ngọt lớn nhất được con người bắt giữ.

Cá đuối gai độc khổng lồ

Không chỉ lớn nhất trong những loài cá đuối sống trên nước ngọt, cá đuối gai độc có tên khoa học là Himantura polylepis cũng là một trong những loài cá lớn nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những cá này là “hóa thạch sống”, vốn chẳng thay đổi gì nhiều trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển kéo dài hàng triệu năm qua.

cá đuối gai độc

Những con cá đuối gai độc khổng lồ sống ẩn mình ở hệ thống kênh ngòi chằng chịt của Thái Lan, Borneo, New Guinea và miền Bắc Australia. Do đặc tính sinh sống, loài cá này thường xuyên chôn mình dưới đáy sông và chỉ để hở lỗ thở duy nhất phía trên thân mình. Con mồi của cá đuối gai độc là sò, cua và các loài sinh vật sống ở tầng đáy khác. Cảm biến sinh học trên mình cho phép cá đuối gai độc phát hiện điện trường của con mồi.

Những người sống gần sông nước kể rằng, cá đuối gai độc khỏe tới mức chúng có thể kéo những chiếc thuyền câu đi ngược dòng nhằm thoát thân khỏi những chiếc móc. Gai chứa nọc độc ở đuôi là một trong những thứ vũ khí tự vệ nguy hiểm bậc nhất của cá đuối, với những cú tấn công dễ dàng cướp đi sinh mạng một người trưởng thành.

Các nhà khoa học cho biết, số lượng cá đuối gai độc khổng lồ đã giảm mạnh trong những thập niên gần đây bởi môi trường sống của loài này bị xâm phạm. Giống như cá da trơn khổng lồ sống trên sông Mekong, cá đuối gai độc cũng là một trong những loài nằm sát mép vực tuyệt chủng. Hiện tại, không ai có thể xác định được số lượng chính xác cá đuối gai độc còn tồn tại trên trái đất.

Cá vảy rồng Arapaima

Cá vảy rồng Arapaima còn có tên gọi khác là pirarucu hoặc paiche (Arapaima gigas), sống ở các sông ngòi, đầm lầy nhiệt đới Nam Mỹ. Kích cỡ quá khổ khiến cá vảy rồng Arapaima được coi là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất hành tinh. Những con cá vảy rồng lớn nhất có thể đạt chiều dài 2,5 m với cân nặng lên tới 200 kg.

cá vảy rồng

Trên thực tế, cá vảy rồng lần đầu được thế giới biết đến khi nhà sinh vật học người Thụy Sĩ tên là Louis Agassiz ghi nhận sự tồn tại của loài này năm 1829, trên một con nhánh sông Amazon thuộc lãnh thổ Brazil. Kể từ đó, tên tuổi cá vảy rồng Arapaima nhanh chóng được khắp thế giới biết đến, kéo theo số lượng loài này sụt giảm bởi sự săn bắt của con người.

Trên thực tế, kích thước lớn khiến cá vảy rồng Arapaima không thể sử dụng nguồn oxi sẵn có trong nước để thở. Chính vì lẽ đó, loài cá này thường xuyên phải nổi lên mặt nước để lấy dưỡng khí. Tuy nhiên, hai mang lớn có chứa các bóng khí đặc biệt, có thể giãn nở để chứa oxy giúp cá vảy rồng có thể nhịn thở từ 5 đến 15 phút sau mỗi lần nổi lên mặt nước.

Cá “ăn thịt người” Goonch

Goonch là loài cá da trơn khổng lồ, ăn thịt, sống trên các dòng sông chảy siết ở nhiều nước châu Á, đặc biệt là khu vực gềnh thác của những dòng sông bắt nguồn từ dãy Himalaya và nhánh chính trên thượng nguồn sông Mekong. Tuy khá khỏe mạnh và hung hãn nhưng số lượng loài cá này đang giảm mạnh bởi mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng trên các dòng sông.

Bức ảnh chụp cá Goonch tại sông Ramganga, Ấn Độ, vào năm 2010.
Bức ảnh chụp cá Goonch tại sông Ramganga, Ấn Độ, vào năm 2010.

Bên cạnh kích thước, cá Goonch còn gây sự chú ý mạnh mẽ vì bị coi là loài động vật ăn thịt người. Không ít người Ấn Độ tin rằng, xác người cháy dở sau nghi lễ hỏa táng chính là thức ăn của loài cá này. Tuy nhiên, việc tận diệt kèm theo sự thay đổi của môi trường khiến những con cá Goonch không thể phát triển cơ thể tới mức đủ lớn để tấn công con mồi kích thước tương tự con người.

Còn nữa!

Theo Infonet/News.zing.vn
Đăng ngày 27/07/2013
hồng duy
Sinh học
Bình luận
avatar

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 14:39 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 14:39 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 14:39 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 14:39 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 14:39 21/09/2024
Some text some message..