Nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa đại đương

Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Vấn đề này đã và đang trở thành một trong những thách thức lớn của thế kỷ đối với môi trường toàn cầu.

Rác thải đại dương
Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển. Ảnh: scoopnest.com

Tín hiệu cầu cứu từ đại dương 

Theo Báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) về thực trạng rác thải nhựa đại dương, rác thải nhựa đã xuất hiện tại những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương (Rãnh Mariana). Từ số liệu thống kê cho thấy mỗi năm có khoảng từ 19 – 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, mà phần lớn là sản phẩm nhựa dùng 1 lần (chiếm đến 60% nguyên nhân gây ô nhiễm). 

Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ các hoạt động đánh bắt, hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Nhựa bị phân hủy dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy,.. tạo thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa, do kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải (theo các nghiên cứu liên quan đến vi nhựa cho thấy việc nuốt phải các hạt này có thể gây ra hiện tượng viêm đối với cá, thay đổi quá trình trao đổi chất hoặc làm rối loạn hệ thống miễn dịch bẩm sinh của chúng). 

Ô nhiễm đại dươngÔ nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ các hoạt động đánh bắt, hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Ảnh: sustainablepackaging.org

Báo cáo của WWF cho biết, có đến 88% các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng, ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa. Dự đoán sản lượng nhựa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, khiến lượng rác thải nhựa trên đại dương tăng gấp 4 lần. Hiện mỗi năm có khoảng 14 triệu tấn rác thải nhựa trôi ra đại dương. 

Hành động của Việt Nam 

Với hơn 3.260 km đường bờ biển (chưa kể bờ các đảo) trải dài theo hướng Bắc –Nam, trung bình cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển. Dọc bờ biển còn có 114 cửa sông, trung bình 20 km có một cửa sông và hơn 50 vịnh, đầm phá. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, song cũng luôn tiềm ẩn ô nhiễm rác thải. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hàng năm ở Việt Nam. Ít nhất 10% trong số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào đường thủy. 

Theo đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thanh phê duyệt, mục tiêu đến năm 2025, sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện với môi trường phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế túi nilon khó phân hủy. Đảm bảo công tác thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh.  

Đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa dùng 1 lần chuyển sang phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường. Tiến hành công tác đào tạo, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xả rác, ngư cụ, sản phẩm nhựa ra môi trường biển đối với các doanh nghiệp, cư dân ven biển, ngư dân, khách du lịch biển. 

Cá gộc sáu râuTiến hành bảo vệ môi trường biển để các loài sinh vật biển không bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa. Ảnh: scoopnest.com 

Việc xây dựng mô hình kiểm soát rác thải nhựa ra biển phải phù hợp với thực tế phân loại, thu gom rác thải tại các địa phương (cấp xã, huyện) và phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thu gom, phân loại, năng lực (nhân lực và nguồn lực) của địa phương. Để mô hình hoạt động hiệu quả cần có sự phối hợp tham gia của các cấp chính quyền tại địa phương, tổ, đội thu gom và quan trọng là sự ủng hộ, sẵn sàng tham gia các hoạt động đồng quản lý rác thải của người dân. Vận động người dân tích cực thu gom rác thải nhựa, phân loại rác tại hộ gia đình, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền vầ tác hại của rác thải nhựa, nâng cao nhận thức cho người dân. Thực hiện các biện pháp thu gom, tái sử dụng, thay đổi thói quen sử dụng túi nilon vằng các vật liệu thân thiện môi trường trong việc mua bán hàng hóa thường ngày. 

Ngoài ra, việc hợp tác quốc tế cũng có tác động không nhỏ đến nỗ lực bảo vệ đại dương trên toàn thế giới, không riêng gì Việt Nam. Do vậy, một thỏa thuận chung toàn cầu nhằm giải quyết những vấn đề trên đã được Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đề xướng. Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, hiện Việt Nam đã hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch triển khai Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. 

Đồng thời, Việt Nam cũng đã và đang ngày càng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm nâng cao công tác bảo vệ môi trường nói chung và giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa dùng một lần nói riêng thông qua các hoạt động sản xuất, tiêu dùng bền vững, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. 

Đăng ngày 17/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:31 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:31 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:31 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:31 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:31 25/09/2024
Some text some message..