Nỗi đau của thủy sản Việt Nam khi bị truyền thông phương Tây “tố”

Thời gian qua, nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam đã bị cơ quan thẩm quyền nước ngoài cảnh báo tồn dư hóa chất, kháng sinh và bị trả về. Tại một số quốc gia, việc chính phủ nước sở tại ban hành lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Việt Nam do lo ngại vệ sinh an toàn thực phẩm… cho thấy, ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đối mặt với quá nhiều thách thức.

nuôi cá tra lồng bè
Cá tra nuôi bè trên sông Mekong

Việc thực hiện quy trình nuôi trồng sạch đến kiểm soát chất lượng thủy sản trước khi xuất khẩu phải là những giải pháp căn cơ trong giai đoạn này.

Dấu hỏi chất lượng thủy sản

Ngay đầu năm 2017, Đài truyền hình Cuatro TV, Tây Ban Nha đã phát sóng chương trình “El Punto de Mira” với nội dung cho rằng việc nuôi cá tra ở Việt Nam trên dòng sông Mekong không đảm bảo đúng quy trình, cá thành phẩm có chất lượng không an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng. Sau phóng sự này, chuỗi siêu thị bán lẻ châu Âu Carrefour đã tuyên bố sẽ ngừng bán cá tra tại các cửa hàng của Tây Ban Nha và Bỉ, cũng như trên các quầy tươi ở Pháp, mặc dù EU đảm bảo không có vấn đề về sức khỏe với việc ăn cá.

Trước sự việc này, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam không khỏi bất bình và lo lắng. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các tổ chức chứng nhận quốc tế về chất lượng và môi trường như: BAP, ASC cũng đã lên tiếng không tán thành việc này.

Tuy nhiên, việc cá tra Việt Nam bị truyền thông phương Tây “tố” để từ đó dẫn tới những lệnh ngừng bán đã cho thấy: dù ngành nuôi trồng cá tra đã phát triển đến mức chuyên nghiệp hóa và chất lượng sản phẩm đã được nhiều tổ chức quốc tế chứng nhận, nhưng trên thực tế vẫn còn một số cá nhân, doanh nghiệp thực hiện nuôi trồng không đảm bảo kỹ thuật, vệ sinh ao trại không đảm bảo, sử dụng nhiều chất kháng sinh, sản phẩm cuối không “sạch”… vô hình trung đã trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”.

Minh chứng rõ nhất, theo ông lời Lê Anh Ngọc, Phó Trưởng phòng phụ trách Quản lý Chất lượng Nông Lâm và Thủy sản (Bộ NN&PTNT), khi trả lời báo chí hồi đầu năm 2017 cho biết: Trong số 2.724 mẫu thủy sản nuôi được đơn vị này lấy và xét ngiệm, đã phát hiện 31 mẫu chứa dư lượng hóa chất kháng sinh cấm hoặc dư lượng kháng sinh hạn chế vượt mức giới hạn tối đa cho phép. Đơn vị này cũng đã nhận được thông tin cảnh báo về một số lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không đảm bảo an toàn thực phẩm từ bạn hàng các nước. Trong đó, thông tin từ Nhật Bản có 24 lô hàng, Liên minh châu Âu - EU có 11 lô, Úc có 3 lô và Hàn Quốc có 2 lô.

Còn theo bà Chu Vân Hải, Giám đốc Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TPHCM – CASE (Trực thuộc Sở KH-CN TPHCM), qua kết quả phân tích cho thấy, những loại kháng sinh thường tồn dư trong thủy sản, đặc biệt là con tôm nhiều phải kể đến như Enrofloxacin, Oxytetracycline, Chloramphenicol, Malachite Green, Ciprofloxacin, Sulfonamides, Nitrofurans… Đây là những chất độc hại, có thể gây nên mù lòa vĩnh viễn, thiếu máu, dị ứng đường tiêu hóa… Nếu tích tụ lâu ngày gây cản trở cho việc điều trị bệnh bằng kháng sinh, cũng như có thể gây đột biến, ung thư…

Chỉ có quyết liệt trong kiểm soát mới đảm bảo chất lượng

Bà Chu Vân Hải cho rằng, hoàn toàn không thể phân biệt được tôm thường và tôm có dư lượng kháng sinh bằng mắt thường, mà phải qua các phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm hoặc các bộ test kit nhanh.

Tại CASE hiện nay đang áp dụng những quy trình phân tích thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 về hệ thống quản lý chất lượng áp dụng chuyên biệt cho hệ thống phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn; phương pháp có độ tin cậy cao vì chúng tôi thường xuyên tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng từ các chương trình uy tín và chất lượng như FAPAS, APLAC, VINALAB,… và các cục, bộ chuyên ngành liên quan, để cho kết quả có hay không có dư lượng kháng sinh trong thủy sản nhanh và chính xác nhất.Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 về hệ thống quản lý chất lượng

Theo các tài liệu hiện nay, quy trình chung cho việc nuôi trồng thủy hải sản sạch phải đảm bảo kỹ thuật ở các bước: chọn lựa ao và mùa vụ; hệ thống cống, cải tạo và xử lý ao nuôi, xử lý gây màu nước phù hợp; chọn lựa giống, mật độ và thức ăn; chăm sóc trong quá trình nuôi. Nếu có khác thì khác ở khâu chăm sóc, cách sử dụng kháng sinh cho vật nuôi. Thường các loại kháng sinh phải ngưng sử dụng thuốc ít nhất 28 ngày trước khi thu hoạch (theo cách sử dụng sản phẩm Bayer VietNam) nhưng đối với thủy sản bị bệnh trước khi bán, nhiều hộ đã rút ngắn số ngày này.

Để lượng thuốc kháng sinh trong thủy hải sản luôn ở mức cho phép, theo bà Chu Vân Hải, cần sử dụng kháng sinh sao cho hợp lý và hiệu quả, đúng lúc, đúng liều, đúng thuốc và an toàn.

“Chúng ta phải xem kháng sinh là hàng rào phòng thủ cuối cùng chứ không nên xem là biện pháp phòng bệnh. Đồng thời, việc quản lý chặt đầu vào các loại kháng sinh, tăng cường hoạt động truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhấn mạnh đến tác hại của những loại hóa chất, kháng sinh cấm đến người nuôi thủy sản và các đối tượng có liên quan như sản xuất, kinh doanh là những yêu cầu bắt buộc.

Chỉ có kiểm soát chặt chẽ mới đảm bảo chất lượng và uy tín cho thủy sản Việt Nam, đặc biệt trong khâu đảm bảo nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra trên các thiết bị hiện đại như hệ thống sắc ký lỏng ghép khối phổ bằng hệ thống các phòng thí nghiệm đã được các bộ ngành chỉ định, trong đó CASE là một trong những phòng thí nghiệm đã được chỉ định từ các bộ, ngành”, bà Chu Vân Hải khẳng định.

Dân trí
Đăng ngày 08/03/2017
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 10:07 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:07 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 10:07 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 10:07 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 10:07 21/09/2024
Some text some message..