Nông dân nuôi rắn hổ mang thu bạc tỷ mỗi năm

Những hộ dân nuôi rắn chuyên nghiệp ở làng rắn Vĩnh Sơn, Vĩnh Phúc mỗi năm kiếm lợi nhuận cả vài tỷ đồng.

nuôi rắn

Nói đến những làng nghề nuôi rắn truyền thống, nổi tiếng nhất Việt Nam đó là làng Lệ Mật, Long Biên, Hà Nội; Làng Phụng Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội và Làng Vĩnh Sơn, Vĩnh Phúc. Mỗi làng nghề đều có những đặc trưng riêng về việc nuôi rắn.

Tựu trung lại, con rắn đã mang đến diện mạo mới cho những khu làng nghề truyền thống này và hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, nghề nuôi rắn cũng phải đánh đổi với nhiều hiểm nguy đe dọa.

Cả làng nuôi rắn

Làng rắn Vĩnh Sơn nằm ở gần trung tâm thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây nổi tiếng khắp gần xa bởi nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ con rắn.

Ngày trước, đây là vùng đất rậm rạp, phát triển nông nghiệp là chính nên nhiều loài rắn trú ngụ. Các thanh niên trong làng thường tìm bắt rắn để bán cho các nhà giàu ngâm rượu và làm thuốc. Nói như Chủ tịch xã Vĩnh Sơn - ông Nguyễn Văn Quyết, mỗi người làng Vĩnh Sơn đều là những “du kích” bắt rắn.

Đến nay, khi kinh tế thị trường mở cửa, con rắn mà chủ yếu là các loại hổ mang đã  đem lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần những loài vật nuôi khác. Nghề nuôi rắn tại Vĩnh Sơn được truyền từ đời này sang đời khác và đã trở nên “nức tiếng gần xa” với các loại đặc sản nổi tiếng như rượu rắn Vĩnh Sơn, cao rắn Vĩnh Sơn,…

rắn hổ mang
Chuồng nuôi rắn hổ mang chúa.

Hiện nay, ngoài làm nông nghiệp, người dân Vĩnh Sơn chăn nuôi, kinh doanh rắn là chủ yếu. Có hộ gia đình phát triển thành trang trại rắn.

Ông Nguyễn Văn Quyết chia sẻ, trước đây xã Vĩnh Sơn đã có trang trại rắn tập trung khoảng 2,7ha,. Từ sau năm 1992, nghề chăn nuôi rắn được chuyển toàn bộ cơ ngơi trại rắn về các hộ gia đình.

“Hiện nay Vĩnh Sơn có khoảng 1.300 hộ với khoảng 5.700 nhân khẩu, thì có tới 850 hộ dân nuôi rắn. Có thể nói, con rắn đã đem lại diện mạo mới cho xã Vĩnh Sơn, bởi nó dường như đã thay thế cho những con vật nuôi thuần nông khác ở làng nghề này, đem lại lợi nhuận cao hơn con trâu, con bò, con gà. Xây dựng ít tốn kém hơn, sử dụng lao động ít hơn, ô nhiễm môi trường ít hơn,…

Mặc dù nhận thấy nhiều lợi ích trong nghề nuôi rắn theo quy mô gia đình, nhưng việc phát triển lại gặp khó khăn hơn. Cho nên hiện nay, Vĩnh Sơn đang chuyển đổi mô hình phát triển thành trại rắn và đang quy hoạch 20,87 ha để sản xuất tập trung. Chúng tôi đang tiến hành thu hồi đất. Sau 2 năm nữa có lẽ Vĩnh Sơn sẽ khác”, ông Quyết nói.

Trại rắn này sẽ được chia thành 14 khu, có khu chăn nuôi, khu chế biến và khu giới thiệu trưng bày sản phẩm. Đây sẽ là khu tập trung đầy đủ các loại rắn trên thế giới, như một bảo tàng rắn.

Kiếm bạc tỷ mỗi năm

Sản phẩm rắn có rất nhiều loại như rượu rắn Vĩnh Sơn nổi tiếng, cao rắn, thực phẩm chức năng viên nang,… Các sản phẩm của làng rắn Vĩnh Sơn không chỉ được người dân trong nước biết đến mà đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Ví dụ, một lọ viên nang 30 viên nang có tác dụng chữa đau khớp, đau lung, xương cốt,…với giá 150.000 đồng/lọ. Hay cao rắn tại Vĩnh Sơn được bán với giá 500.000 đồng/lạng. Nếu tính bình quân một hộ gia đình nuôi rắn chuyên nghiệp tại Vĩnh Sơn có mức lợi nhuận một năm khoảng vài tỷ đồng (khoảng từ 1-3 tỷ).

rắn
Kiếm bạc tỷ nhờ rắn.

Ông Quyết cho biết thêm: “Vĩnh Sơn chưa bao giờ bị ế hàng các sản phẩm từ rắn. Rắn Vĩnh Sơn cũng như sản phẩm của rắn được xuất đi khắp nơi. Các loại rắn thường nuôi ở Vĩnh Sơn là hổ mang chúa, hổ trâu, và hổ mang thường.

Về lý do tại sao người dân Vĩnh Sơn lại ham mê nuôi rắn như vậy ông Quyết chia sẻ: “Có thể nói rằng ở Vĩnh Sơn con người ngủ chung với con rắn. Mặc dù biết là một nghề cực kỳ nguy hiểm nhưng vì lợi nhuận cao nên hộ gia đình nào cũng làm hết. Nghề nuôi rắn đòi hỏi phải dũng cảm mới làm được. Bản thân tôi đã bị mất một ngón tay vào năm 1987 do rắn cắn, ở Vĩnh Sơn đến nay đã có 10 người chết vì rắn".

Là một trong 850 hộ gia đình nuôi rắn ở Vĩnh Sơn, hiện gia đình ông Nguyễn Văn Quyết cũng đang sở hữu một trại rắn có quy mô 7.000m2 với khoảng 3.000 con với đủ các loại, từ rắn độc như hổ mang chúa (có con nặng tới 15kg đã nuôi được 6 năm) đến các loại rắn không độc như hổ trâu, hổ mang thường,…

Thức ăn cho rắn cũng không cầu kỳ chỉ là những con gà, vịt, ngan mới nở…được mua từ các lò ấp thải loại với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg. Mỗi con rắn thường 3 ngày mới ăn một lần và thường nuôi 2 năm thì sẽ thu hoạch. Mức chi phí cho một con rắn đến lúc thu hoạch vào khoảng 6kg.

Giá bán một kg rắn tùy thuộc vào loài rắn độc hay không độc. Rắn độc được bán với giá khá cao từ 1-3 triệu đồng/kg, rắn không độc có giá chỉ vài chục nghìn đồng/kg.

Theo CafeF/Trí Thức Trẻ
Đăng ngày 26/06/2013
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 21:21 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 21:21 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 21:21 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 21:21 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 21:21 21/09/2024
Some text some message..