Nước mắt làng bè

Họ đã khóc đến không còn nước mắt. Bao nhiêu mồ hôi và cả nước mắt đổ xuống những lồng bè, nay tan tành theo bọt nước. Tại khu vực này xuất hiện nhiều vết nứt ăn sâu vào đất liền, nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở. Người dân địa phương quả quyết, nguyên nhân gây nên sạt lở kinh hoàng trên là do nạn khai thác cát gần bờ.

Cả một làng bè tan hoang, hư hỏng, thiệt hại nặng nề sau sạt lở kinh hoàng.
Cả một làng bè tan hoang, hư hỏng, thiệt hại nặng nề sau sạt lở kinh hoàng.

Đêm kinh hoàng

Như NDĐT đã thông tin, vụ sạt lở xảy ra vào tối 29-10 đã gây thiệt hại to lớn cho người nuôi cá điêu hồng bằng lồng bè ven sông Tiền thuộc ấp An Long, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, nhấn chìm và hư hại 25 lồng bé, 4 ao nuôi cá giống, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. Cho đến hôm nay, nhiều người vẫn chưa thể hoàn hồn, ngồi thẫn thờ nhìn cả làng bè xung túc ngày nào nay tan hoang, đổ vỡ.

Anh Đỗ Thành Đức ngồi bó gối như người mất hồn suốt cả đêm từ khi xảy ra sạt lở. Là trụ cột gia đình, anh Đức gánh vác chuyện nặng nhọc, khó khăn. Vậy mà, bây giờ anh như gục ngã khi bao nhiêu tài sản gom góp suốt nhiều năm trời đã tan theo bọt nước.

Anh Đức vẫn còn nhớ như in cái đêm kinh hoàng nhất từ trước tới nay ở xứ cù lao này. Khoảng 20 giờ tối 29-10, anh Đức cùng vợ và hai đứa con nhỏ đi ngủ sớm để sáng mai lấy sức cân cá cho bạn hàng. Vừa tắt đèn, bất ngờ anh nghe những tiếng ầm ầm. Vừa kịp bật sáng đèn lên thì chứng kiến một cảnh tượng hãi hùng. Cả một dãy bờ đê bao to lớn, cao sừng sững đổ sập xuống dòng sông, sóng nước tung ngọn trắng xóa một khu vực.

“Tôi không thể tin vào mắt mình khi tận mắt chứng kiến cả một đoạn đê bao chân rộng khoảng 20m, dài hơn 200 liên tục đổ ập xuống sông. Hướng sạt lở bắt đầu từ phía hạ lưu ngược lên dòng chảy, làm bốn ao nuôi cá điêu hồng giống khoảng 30 tấn của người dân thoát ra sông. Bao nhiêu trụ nọc chúng tôi cắm sâu xuống lòng đất trên bờ đê đều bị nhổ gốc, lồng bè bị trôi dạt, nhấn chìm. Tám lồng bè của tôi bị hư hại hoàn toàn, mất trắng, tổng cộng khoảng 80 tấn cá điêu hồng, thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng. Tôi hẹn lái sáng 30 bắt cá thì tối 29 đã tiêu tan hết rồi. Bao nhiêu vốn liếng tôi bán hết đất vườn, làm lụng, tích góp suốt bảy năm trời đầu tư nuôi cá nay không còn gì nữa”, anh Đức ngậm ngùi nói.

Vợ anh Đức ngồi cạnh bên chồng mà vẫn còn run rẩy, chị kể: “Tui hoảng hốt vội kêu hai đứa con nhỏ thức dậy chuẩn bị xuống xuồng để phòng khi bè có bị chìm thì nhanh chóng thoát vô bờ. Tụi nhỏ khóc thét vì sóng nước ầm ầm, nhà bè chao nghiêng, lắc lư dữ dội. Cả một vùng nước đục ngầu, sủi bọt đầy lồng bè. Chưa bao giờ tôi chứng kiến trận sạt lở nào kinh hoàng như trận này”.

Còn bà Nguyễn Thị Thu đã không thể bình tĩnh khi chứng kiến sáu lồng bè nuôi cá điêu hồng của mình bị nhấn chìm. Sáu lồng bè loại lớn nuôi 150 nghìn con cá điêu hồng đã đến kỳ thu hoạch bị nhấn chìm sâu xuống lòng sông. Nếu các con không kịp can ngăn, bà Thu đã lao mình xuống dòng nước vì tiếc của. “Gần hai tiếng đồng hồ sau thì sáu lồng bè của tôi mới nổi lên mặt nước và bị trôi dạt về phía hạ lưu hơn 300m. Khi chúng tôi neo bè lại được thì số cá trong bè đã thoát ra ngoài hơn 80%”, bà Thu gạt nước mắt nói. Con rể bà Thu là anh Đặng Văn Sơn có hai lồng bè bị hư hại hoàn toàn khiến 20 tấn cá điêu hồng đạt trọng lượng 1kg/con sổng thoát toàn bộ ra sông. Còn ông Đỗ Hàng Phong bị bể sáu lồng bè, lưới bao quanh bè bị bung, rách toạt, cá thoát ra sông, thiệt hại khoảng 50%, số cá còn lại trong lồng bị áp lực của sóng nước và va đập của các lồng bè khiến chúng bị xây sát, ngất ngư, một số bị chết.

Trận sạt lở còn làm hai căn nhà tôn của người dân xây cất trên bờ đê bị chìm xuống dòng sông. May mắn là lúc sạt lở xảy ra trong nhà đều không có người. Khi nghe hàng xóm báo tin nhà sạt lở xuống sông, chị Linh rùng mình bảo: “May là tôi đưa chồng đi trị bệnh tại bệnh viện (ở TP. Cần Thơ), chứ nếu có ở nhà thì chết chắc. Chồng tôi bị bệnh nên tối hay ngủ sớm, sạt lở ập tới bất ngờ không cách nào chạy kịp”. Tương tự, ông Sáu Tân chủ nhân của căn nhà bên cạnh cũng may mắn thoát chết vì tối hôm đó ngủ ở nhà con gái.

Khai thác cát quá giờ quy định

Ngay sau khi sạt lở xảy ra, hàng trăm người dân địa phương đã mang chài, lướt, vợt đến vây bắt cá vừa sổng ra sông. Từ sáng sớm đến chiều 30-10, cả khu vực này ken đặc xuồng ghe của người bắt cá. Buổi sáng cùng ngày, có người bắt được đến cả tấn cá điêu hồng. Ông Lê Văn Ửng, một người đến “hôi” cá ở đây cho biết: “Buổi sáng cá còn ở khu vực này nhiều dữ lắm, cứ xúc vợt xuống kéo lên là vài chục con. Còn chài, lưới thì kéo lên ken đặc cá. Tôi không mấy “sát cá” nhưng cũng bắt được cả trăm kg trong buổi sáng hôm qua. Sáng nay trở lại vớt vát thêm chút đỉnh”. Đến sáng 31-10, vẫn còn hơn 20 ghe xuồng và nhiều người dân quần thảo một khúc sông để bắt cá điêu hồng bị thoát khỏi lồng bè.

Theo người nuôi cá điêu hồng ở khu vực này, nguyên nhân gây sạt lở kinh hoàng trên là do tình trạng khai thác cát gần bờ. Anh Đỗ Thành Đức cho biết, suốt nhiều tháng qua tình trạng khai thác cát ở khu vực này diễn ra suốt ngày đêm. Mỗi ngày có bốn chiếc xáng thường trực để khai thác cát bán cho các xà lan, ghe chài cỡ lớn.

“Mỗi lần họ quăng gàu xuống đáy sông lấy cát là động cả một vùng sóng nước, cá trong bè trồi hết lên mặt nước. Chỉ có khoảng cách lấy cát quá gần với lồng bè thì mới thế. Chiều tối trước khi sạt lở xảy ra thì ba chiếc xáng khai thác cát đã tiến sát vào bờ, chỉ cách khu vực lồng bè chừng 60m. Sợ họ lấy cát gần bờ quá sẽ làm động cá và gây sạt lở, chúng tôi đã ngăn cản nhưng họ vẫn làm. Chẳng bao lâu sau thì sạt lở xảy ra”, anh Đức quả quyết.

Ngay sau khi sạt lở xảy ra, chính quyền địa phương đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Ông Roãn Ngọc Chiến, Giám đốc Sở TN và MT cho biết, Thanh tra sở này đã lập biên bản ba xáng cát vi phạm khai thác cát quá giờ qui định. “Chúng tôi đã cử thanh tra ngành tiếp tục làm rõ”, ông Chiến nói.

Yêu cầu tạm dừng khai thác cát

Sáng 31-10, ông Phan Anh Vũ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã dẫn đầu đoàn công tác đến hiện trường sạt lở khảo sát, nắm tình hình thiệt hại của người dân. Đoàn đã khảo sát toàn bộ tuyến đê bao cặp bờ sông tiền. Tại khu vực sạt lở xuất hiện nhiều vết nứt mới ăn sâu vô đất liền khoảng 5m, nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở trong thời gian tới.

Gặp gỡ đoàn công tác, bà Phạm Thị Yến, một người nuôi cá tra trong ao hầm cách khu vực sạt lở khoảng 100m, vô cùng lo lắng. Bà Yến chỉ những vết nứt trên mới xuất hiện dọc đê bao, cho biết, mỗi lần có xáng khai thác cát gần bờ là đê bao các ao cá của gia đình bà rung rinh như… động đất.

“Thật là quá bất công, vì ngoài sông cứ lấy cát bất kể ngày đêm, còn tôi thì cứ mua cát vô bao để đổ xuống sông tấn chân đê. Gia đình tôi đã tốn cả trăm triệu đồng để gia cố đê bao nhưng vẫn thấy bất an, không biết sạt lở bất cứ lúc nào. Tôi rầu thúi ruột vì hơn 250 tấn cá tra chưa kịp thu hoạch nên ngày đêm không thể ăn ngon ngủ yên. Chúng tôi yêu cầu UBND tỉnh cho tạm dừng khai thác cát ở khu vực này để bảo đảm tuyến đê bao cặp bờ sông, chứ không sẽ còn nhiều người dân lâm vào cảnh khổ vì sạt lở gây thiệt hại nặng nề”, bà Yến nói như khóc.

Ông Phan Anh Vũ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho rằng, đây là một sự cố đáng tiếc khiến hàng chục người dân bị thiệt hại nặng nề. “Chúng tôi đã giao cho các cơ quan chức năng sớm điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở. Các cơ quan chức năng phải sớm đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng sạt lở cho toàn tuyến về lâu về dài, chứ không phải cách làm cục bộ như thời gian qua.

Trước mắt, đoàn sẽ nắm tình hình khó khăn của người dân để có biện pháp tháo gỡ để người dân an tâm tiếp tục lao động, sản xuất”, ông Vũ nói.

Nhân dân
Đăng ngày 01/11/2012
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 13:27 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:27 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 13:27 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:27 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:27 22/09/2024
Some text some message..