Nuôi biển - vươn khơi bền vững

Bộ NN&PTNT đang xây dựng Dự thảo Chiến lược Phát triển nuôi biển bền vững đến năm 2030 - tầm nhìn 2045, nhằm phát triển nghề cá bền vững, hướng tới khai thác tiềm năng nuôi trồng thủy hải sản quy mô công nghiệp tại các khu vực biển xa bờ.

Nuôi biển - vươn khơi bền vững
Du khách tham quan lồng nuôi cá biển ở Nha Trang Nguồn: nhatrangsensetravel.com

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), sản xuất thực phẩm cần tăng thêm 50% mới có thể nuôi sống người dân toàn cầu vào năm 2050. Hầu hết, đất đai phù hợp cho nông nghiệp đã được sử dụng để trồng trọt và việc tưới tiêu đã tạo áp lực lơn cho tài nguyên nước. Nguồn lợi thủy sản toàn cầu giảm đáng kể và thủy sản nuôi hiện được sử dụng phổ biến hơn trong bữa ăn hàng ngày.

Giải pháp cho vấn đề này, các chuyên gia quốc tế cho rằng, nuôi biển ngoài khơi đang là xu hướng chung của thế giới trong Chiến lược vươn khơi bền vững và xác định Châu Á, đặc biệt, khu vực Đông Nam Á (trong đó, có Việt Nam) là khu vực có điều kiện tự nhiên gần như hoàn hảo và có tiềm năng phát triển nghề nuôi biển rất lớn. Tuy vậy, trên thực tế, khu vực này vẫn là những trang trại nuôi cá nhỏ mà không phải là các dự án có quy mô lớn phục vụ cả nội địa và xuất khẩu.

Đối với Việt Nam, việc suy giảm sản lượng đánh bắt tự nhiên, các khu nuôi trồng thủy hải sản ven bờ chỉ có thể trong quy mô nhỏ và dễ dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường sau mỗi đợt nuôi trồng, khai thác đã và đang đặt ra thách thức đối với sự phát triển ngành công nghiệp thủy sản, vốn mang lại nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu. Để phát triển nghề cá bền vững, vươn khơi bám biển và đư nghề nuôi biển trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, vừa qua, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Dự thảo Chiến lược Phát triển nuôi biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đang được lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương để tích cực hoàn thiện, trình Chính phủ phê duyệt.

Với mục tiêu phát triển công nghiệp nuôi biển thành ngành sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bền vững, tạo sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thương hiệu, cung cấp cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Phát triển ngành thủy sản và Chiến lược Biển Việt Nam.

Trong đó, đến năm 2020, xây dựng được và áp dụng thí điểm các chính sách khuyến khích doanh nghiệp nuôi biển công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp nuôi biển công nghiệp về giao/cho thuê mặt nước, đầu tư, thuế, tín dụng, bảo hiểm để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư nuôi biển. Hình thành mới và tăng số doanh nghiệp lớn tham gia nuôi biển công nghiệp xa bờ tại các tỉnh trọng điểm như Kiên Giang, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và một số địa phương có nhiều lợi thế.

Định hướng đến năm 2020, sản lượng nuôi biển phấn đấu đạt 750.000 tấn; trong đó: nhóm cá biển 200.000 tấn, nhóm nhuyễn thể 400.000 tấn, nhóm rong biển 150.000 tấn, nhóm giáp xác 60.000 tấn. Đưa giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD.

Đến năm 2030, hình thành và phát triển các cộng đồng nuôi biển hiện đại, vững về kinh tế, có đời sống văn hóa tinh thần cao, có bản sắc độc đáo. Diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha, trong đó: Diện tích nuôi vùng biển xa bờ 30.000 ha; diện tích nuôi gần bờ, ven đảo 20.000 ha; diện tích nuôi bãi triều là 250.000 ha; thể tích lồng nuôi đạt 9.000.000m3.

Sản lượng nuôi biển đạt 1.750.000 tấn, trong đó: Nhóm cá biển 600.000 tấn, nhóm rong biển 500.000 tấn khô, nhóm nhuyễn thể 500.000 tấn, nhóm giáp xác 100.000 tấn và các sản phẩm khác là 50.000 tấn. Giá trị xuất khẩu hải sản nuôi đạt 5,0 -8,0 tỷ USD.

Đến năm 2050, đưa Việt Nam trở thành nước có nền công nghiệp nuôi biển tiên tiến, phát triển bền vững, với công nghệ hiện đại và phương thức quản lý khoa học. Công nghiệp nuôi biển trở thành bộ phận chính của kinh tế biển nước ta, đóng góp 12 - 15% GDP. Việt Nam sẽ trở thành quốc gia hàng đầu về công nghiệp nuôi biển trong khối ASEAN và châu Á, đứng trong tốp 5 trên thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu hải sản nuôi. Với mục tiêu đến năm 2050, phấn đấu đạt sản lượng nuôi biển đạt 3,0 triệu tấn/năm; giá trị thương mại và xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

Hiện nay, Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (VSA) đang nỗ lực xây dựng đề án giúp công nghiệp nuôi biển Việt Nam tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và các tổ chức tài chính khác nhằm đạt được mục tiêu đạt sản lượng cá nuôi 600.000 tấn vào năm 2030, với các ưu đãi về mặt lãi suất và thời gian vay tương tự như trong Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản. Đồng thời, đã có rất nhiều địa phương có biển tham gia phát triển nghề nuôi biển vươn khơi như Quảng Ninh phát triển nghề nuôi hàu theo mô hình chuỗi liên kết, Khánh Hòa đang thực hiện khôi phục nghề nuôi lồng trên biển; Hà Tĩnh với triển vọng nghề nuôi hàu đại dương và Quảng Ngãi với sản phẩm nuôi hải sâm, ốc hương... Hy vọng, trong thời gian không xa, với việc thực hiện Chiến lược nuôi biển và đầu tư tốt cho công nghệ nuôi thủy hải sản đại dương sẽ giúp cho Việt Nam phát triển nghề cá bền vững, đóng góp lớn vào sự phát triển nền kinh tế biển xanh lam.

Báo TNMT
Đăng ngày 12/04/2019
Minh Thư
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 08:29 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:29 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 08:29 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 08:29 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 08:29 20/09/2024
Some text some message..