Nuôi cá bớp lồng bè: Hướng đi mới của ngư dân vùng cửa biển Sa Cần

Gần 2 năm nay, một số hộ dân ở các xã ven biển Bình Đông, Bình Thạnh (Bình Sơn) đã tận dụng thế mạnh sẵn có là khu vực biển phía sau bờ chắn sóng Nhà máy đóng tàu Dung Quất nơi giáp ranh với cửa Sa Cần để phát triển nghề nuôi cá bớp trong lồng bè.

cá bớp nuôi lồng
Bè nuôi cá bớp của các hộ dân ở xã Bình Đông nằm phía sau kè chắn sóng Nhà máy đóng tàu Dung Quất.

Đầu năm 2014, sau khi học hỏi kinh nghiệm nuôi cá bớp lồng của người dân ở các tỉnh ven biển phía Nam, anh Nguyễn Kim Đức và Huỳnh Phong ở xã Bình Đông đã mạnh dạn đầu tư gần 200 triệu đồng để làm bè thả nuôi 1.500 con cá bớp. Anh Đức cho biết: Nhà ở gần biển rất thuận lợi cho việc nuôi các loài thuỷ hải sản.

Trước đây anh nuôi đủ loại như cá mú, cá dìa, tôm... nhưng từ năm 2014 đến nay anh nuôi cá bớp là  chính. Con giống được mua tại tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên với giá từ 25.000 đến 30.000 đồng/con to bằng ngón tay út. Khi con giống còn nhỏ anh chỉ thả nuôi ở 2 ô lồng, mỗi lồng khoảng 12m2. Sau khi cá đạt trọng lượng khoảng 0,5 kg/con thì sang lồng với số lượng lồng tăng gấp đôi, gấp ba, bình quân 100 con/ô lồng.

Qua 8 tháng nuôi, tỷ lệ cá sống đạt trên 80%, trọng lượng cá từ 5-7 kg/con. Năm 2014, sau khi trừ chi phí  đầu tư, anh Đức thu lãi hơn 300 triệu đồng.  Năm 2015, anh tiếp tục nhân rộng mô hình, đầu tư làm thêm 2 bè nuôi, mỗi bè rộng 75m2 và thả nuôi 2.500 con giống. Hiện nay lứa cá đầu tiên 1.000 con,  nuôi được 6 tháng cho trọng lượng trên 3 kg/con, tỷ lệ sống 70%; 2 lứa cá còn lại từ 2-3 tháng, cá đạt trọng lượng từ 0,5 -1,5 kg/con.

Tháng 4.2015, xã Bình Đông có 2 hộ là anh Huỳnh Phong và ông Phạm Ánh được Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ đầu tư thực hiện mô hình nuôi cá bớp thương phẩm trong lồng với 1.000 con  giống. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% về cá giống và 30% về thức ăn, thuốc phòng bệnh. Trước khi thả giống, Trung tâm đã tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật như  cách làm lồng, chọn vị trí đặt lồng, chọn giống, quản lý chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá cho các hộ tham gia mô hình và các hộ có nhu cầu phát triển mô hình. Qua kiểm tra cho thấy, sau 6 tháng thả nuôi, cá bớp sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 85%, cá đạt trọng lượng từ 3 – 3,5 kg/con.

Ông Phạm Ánh, người tham gia mô hình cho biết: Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh hỗ trợ cho ông 400 con giống. Nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc, cho ăn nên cá nhanh lớn. Thức ăn cho cá bớp chủ yếu là các loại cá vụn, cá nục, thè be, cá hố nhỏ... Thấy mô hình có nhiều triển vọng nên trong tháng 9 vừa qua, ông đã đầu tư lồng bè mua thêm  500 con cá bớp giống nữa về nuôi.  Theo dự tính của các chủ hộ tham gia mô hình, nếu nuôi trong thời gian 7 - 8 tháng sẽ cho trọng lượng khoảng 4-5 kg/con. Với giá bán như thời điểm hiện nay 150.000-170.000 đồng/kg, mô hình nuôi cá bớp thương phẩm sẽ thu về 250 -300 triệu đồng.

Anh Phạm Việt, một trong những hộ nuôi cá bớp ở xã Bình Đông cho biết: cá bớp là đối tượng nuôi có chi phí đầu tư cao nhưng bù lại có thị trường tiêu thụ ổn định, dễ nuôi, cá lớn nhanh, tỷ lệ sống cao hơn cá mú. Mấy năm trước gia đình anh nuôi cá mú, nhưng năm 2015 này đã đầu tư thêm lồng bè nuôi 1.000 con cá bớp.  

Ông Nguyễn Thanh Vũ - Chủ tịch UBND xã Bình Đông cho biết: Từ mô hình nuôi cá bớp của anh Đức, anh Phong đem lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay ở xã, mà tập trung chủ yếu là thôn Sơn Trà đã có 10 hộ gia đình phát triển nghề nuôi cá bớp lồng. Ngoài ra còn có 2 hộ ở xã Bình Thạnh cũng đến khu vực này để nuôi cá bớp. Để nghề nuôi cá bớp lồng phát triển, trong thời gian đến xã Bình Đông sẽ phối hợp các ngành liên quan chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nhân dân và tạo điều kiện để họ được vay vốn thực hiện, nhất là các hộ ven biển có điều kiện phát triển mô hình này.

Báo Quảng Ngải, 03/12/2015
Đăng ngày 05/12/2015
Bài, ảnh: Nguyên Hương
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:35 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:35 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:35 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:35 21/09/2024
Some text some message..