Nuôi cá chạch trên… cạn ở Sư đoàn 312

Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1) đã tổ chức nuôi thành công mô hình cá chạch theo phương pháp công nghiệp (xem ảnh) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2011, Phòng Hậu cần Sư đoàn cử một số cán bộ, nhân viên về thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tham quan mô hình nuôi cá chạch bùn xen trong ruộng lúa rất hiệu quả.

ương cá chạch

Tuy nhiên, trong cả nước chưa có đơn vị nào tổ chức nuôi, thả theo quy mô công nghiệp. Nhận thấy, nếu đưa vào bữa ăn bộ đội làm thức ăn sẽ rất tốt vì cá chạch có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ dưỡng; lượng thải bỏ khi chế biến rất ít nên Thượng tá Lê Bá Thành, Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn, quyết tâm triển khai mày mò áp dụng mô hình nuôi cá chạch trong bể xi măng kết hợp ươm cá “bột” thả ngoài ao. Đơn vị đã cử một số nhân viên trực tiếp nuôi cá tham khảo, học tập kinh nghiệm xây dựng bể, kỹ thuật chăm sóc cá trong bể xi măng (loại bể tròn) tại Trung tâm thực nghiệm Trường Cao đẳng thủy sản 4 (Gia Lâm, Hà Nội), Trại cá giống Bạch Trữ (Phúc Yên-Vĩnh Phúc) và tham khảo các chuyên gia về vi sinh vật, tảo tại Phòng Vi sinh vật-Tảo (Đại học Quốc gia Hà Nội) để tự sản xuất tảo làm thức ăn cho cá chạch mới nở (cá bột).

Sau khi xây dựng khu nuôi, thả cá chạch, bao gồm: 1 khu nhà diện tích 850m2 và 1 ao ngoài trời có diện tích 800m2, mô hình nuôi cá được triển khai rất hiệu quả. Tổ nuôi cá chạch gồm 6 người chỉ sau hơn 4 tháng tổ chức nuôi đã thu được 1.550kg cá thương phẩm, bán ra thị trường thu lãi hơn 50 triệu đồng. Hiện sư đoàn đã tự sản xuất cá chạch giống để hạ giá thành sản phẩm.

Theo Thượng tá Lê Bá Thành, mô hình này có thể áp dụng ở nhiều đơn vị trong toàn quân.

Báo điện tử Quân đội nhân dân, 07/01/2016
Đăng ngày 08/01/2016
Bài và ảnh: LƯƠNG ĐÌNH THẢO
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:42 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:42 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:42 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:42 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:42 21/09/2024
Some text some message..