Nuôi cá da trơn phải bảo vệ môi trường

Đó là kết luận của ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh sau khi giám sát môi trường nuôi cá tra - cá da trơn (CDT).

xả thải
Trại nuôi CDT của Công ty Cổ phần nuôi trồng thủy sản Hùng Vương ở ấp Tiên Thạnh (Tiên Long - Châu Thành) xả thải nước trực tiếp ra sông Hàm Luông.

Mới đây, ông Trần Công Danh - Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh, đến giám sát môi trường nuôi CDT ở xã Tiên Long (Châu Thành).

Ông Lê Quang Vịnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, tổng diện tích nuôi CDT trên địa bàn huyện hiện nay gần 107ha. Trong đó, nuôi tập trung chủ yếu ven sông Tiền, sông Hàm Luông tại các xã: Phú Túc, Phú Đức, Tân Phú, Tiên Long, Tiên Thủy, Phú An Hòa, An Phước và Giao Hòa. Từ năm 2006 đến nay, huyện đã cấp giấy cam kết bảo bệ môi trường cho 28 dự án. Trong quá trình nuôi, nước thải, cặn bã đáy ao được xả thẳng ra sông Hàm Luông và sông Tiền. Hầu hết nước thải, cặn bã đáy ao chứa nhiều dư lượng hóa chất vượt quy chuẩn môi trường cho phép. Các chủ dự án nuôi CDT sau khi ký cam kết bảo vệ môi trường nhưng không thực hiện đúng theo quy định. Bên cạnh đó, các chủ dự án mở rộng diện tích nuôi cũng không báo với cơ quan có thẩm quyền. Để xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm do nuôi CDT, UBND huyện Châu Thành đã ban hành Kế hoạch số 74 ngày 15-2-2013 về việc kiểm tra, thanh tra môi trường trong toàn huyện. Trong các tháng cuối năm 2013, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thường xuyên kiểm tra, thanh tra các cơ sở nuôi CDT.

Ba Tri cũng bị ô nhiễm môi trường do nuôi CDT. Diện tích nuôi CDT ở Ba Tri dù chỉ còn 2 khu gần 23ha bên dòng Ba Lai. “Tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, CDT chưa được xử lý triệt để. Riêng hoạt động nuôi CDT ven dòng Ba Lai có giảm diện tích nuôi, nhưng công tác xử lý chất thải chưa được các chủ cơ sở thực hiện đúng theo quy định hiện hành” - ông Nguyễn Văn Nghị - Phó Chủ tịch UBND huyện nói.

Chúng tôi đến hộ bà Nguyễn Thị Mậu, đang nuôi các CDT trên diện tích gần 20ha (bên ngoài Cống đập Ba Lai phía xã Tân Xuân - Ba Tri). Bà Mậu cho biết, trong vụ nuôi CDT năm 2014, để bảo vệ môi trường, bà chuẩn bị áp dụng những biện pháp hoàn thiện hệ thống ao nuôi đạt điều kiện vệ sinh thú y thủy sản. Từng bước áp dụng mật độ thả giống nuôi từ 20-40 con/m2. Đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trại của bà tiếp tục sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành theo quy định của Bộ NN-PTNT. Đặc biệt, áp dụng các quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, Global GAP, ASC... Đến ngày 31-12-2014, trại của bà Mậu phấn đấu đạt chứng nhận Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP.

Để đảm bảo môi trường nuôi CDT, không gây ô nhiễm nguồn nước bên ngoài, ông Nguyễn Văn Buội - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre khuyến cáo các hộ nuôi CDT nên thay nước cho ao nuôi hàng ngày, mỗi ngày khoảng 25%-30% lượng nước ao. Có thể kết hợp sục khí cho ao, sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý và giữ ổn định môi trường ao nuôi. Nước thải từ ao nuôi phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Trong khi nuôi, tiến hành khử trùng nước ao bằng cách dùng vôi bột hòa nước rồi tạt đều khắp mặt ao với liều lượng 1,5-2 kg/100m3 nước ao. Có thể dùng chế phẩm vi sinh hoặc formalin xử lý và khử trùng nước ao nuôi để phòng bệnh cho cá. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra môi trường nước ao nuôi để đảm bảo giữ nguồn nước trong sạch.

Để bảo vệ môi trường khi nuôi CDT, ông Trần Công Danh nhấn mạnh: UBND các huyện khẩn trương rà soát, thống kê hiện tại có bao nhiêu cơ sở nuôi CDT đã cam kết bảo vệ môi trường. Bao nhiêu cơ sở thực hiện đúng cam kết và không đúng cam kết. Sở Tài nguyên và Môi trường phải thường xuyên kiểm tra các cơ sở nuôi CDT, buộc công khai thông tin về môi trường theo quy định tại Điều 23, Nghị định số 80/2006 của Chính phủ. Qua đó, có thêm cơ sở, chứng cứ mà xử lý nghiêm chủ cơ sở nuôi CDT cố tình gây ô nhiễm môi trường.

Báo Đồng Khởi, 21/11/2013
Đăng ngày 22/11/2013
Bài, ảnh: Hoàng Vũ
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 20:24 24/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 20:24 24/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 20:24 24/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 20:24 24/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 20:24 24/09/2024
Some text some message..