Nuôi cá lóc giống theo chuẩn GlobalGAP

Nhằm hướng đến mục tiêu giúp nghề sản xuất cá lóc giống phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, năm 2018, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Phú (An Giang) phối hợp UBND và Hội Nông dân xã Mỹ Phú đã thành lập Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí (xã Mỹ Phú). Từ đó, tổ hội đã triển khai thực hiện đề tài sản xuất cá lóc giống theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

cá lóc giống Mỹ Quí
Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn GlobalGAP

Anh Nguyễn Trung An (sinh năm 1987, Tổ phó Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí) cho biết: “Trước đây, gia đình tôi và các thành viên trong tổ chỉ có vài công đất sản xuất nông nghiệp, thu nhập trong năm còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2017, chúng tôi tham gia lớp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cá lóc giống, nhờ lớp học này tôi biết cách thiết kế hộc nuôi cá lóc giống, cách vệ sinh cải tạo khu nuôi, chọn thức ăn, chọn cỡ giống để cá sinh sản và phát triển tốt. Từ đó, tôi mạnh dạn tận dụng diện tích đất nhà để sản xuất cá lóc giống”.

Trên mảnh đất diện tích 1.000m2 anh An thuê máy múc thành 30-35 hộc nuôi cá (mỗi hộc diện tích khoảng 3x3m hoặc 3x4m, sâu 1m) và tiến hành thả cá với mật độ 1 cặp cá bố mẹ/hộc, sau hơn 1 tháng nuôi, từ 1 cặp cá bố mẹ có thể thu hoạch từ 3-5kg cá lóc giống. Giá cá lóc giống thương lái mua tại chỗ từ 50.000-60.000 đồng/kg.

Anh An cho biết: “Mặc dù hoạt động sản xuất bước đầu mang lại kết quả tương đối, nhưng do giai đoạn trước đây các hộ nuôi cá lóc giống như chúng tôi từng gặp khó khăn về giá cả từ đầu vào cũng như đầu ra, nên chúng tôi lo lắng và chưa thật sự an tâm đầu tư để phát triển nghề nuôi cá lóc giống. Năm 2018, theo sự vận động của Hội Nông dân xã Mỹ Phú chúng tôi đã thành lập Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí, với 23 thành viên, diện tích nuôi trồng là 5,28ha”.

Từ đây, Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí bắt đầu tham gia nuôi theo chuẩn GlobalGAP, với sự hướng dẫn của TS Lý Thị Thanh Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị cá lóc nuôi thương phẩm tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP”). Theo đó, các thành viên của Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí phải thực hiện nghiêm quy trình nuôi từ kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, làm tổ, chuẩn bị vèo cho cá đẻ…

Nguồn cá bố mẹ được chọn lọc kỹ lưỡng, đảm bảo ngoại hình cá tốt, không dị tật, trọng lượng đạt yêu cầu và phải tránh cận huyết. Công tác quản lý dịch bệnh, môi trường nuôi được thực hiện tốt, giúp nâng cao tỷ lệ sống của cá lóc giống. Đặc biệt, tổ đã gắn kết tiêu thụ với tổ hợp tác nuôi cá lóc thương phẩm ở các tỉnh: Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh và một số hộ nuôi cá lóc ở xã Vĩnh Hội Đông (An Phú), Tổ hội nuôi cá lóc ở xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên)… nhờ đó ổn định về đầu ra cho sản phẩm.

Qua 2 năm thành lập và hoạt động, các thành viên của tổ hội dần thay đổi cách thức sản xuất theo phương pháp truyền thống, hướng đến sản xuất sản phẩm sạch, quy trình xử lý trong chăn nuôi thân thiện với môi trường. Các thành viên trong tổ rất phấn khởi và an tâm vì có thể chủ động sản xuất ra cá giống đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng để cung cấp cho những hộ nuôi cá thương phẩm.

Hiện, tổ hội có 19 thành viên, với diện tích 7,9ha, sản lượng bình quân đạt 90 tấn/năm, năng suất đạt từ 5-9kg cá lóc giống mỗi hộc nuôi. Nhờ quy trình sản xuất cá lóc giống đảm bảo kỹ thuật và chất lượng, Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí đã được Công ty Bureau Veritas tiến hành đánh giá và chứng nhận đạt chuẩn Global GAP.

Anh Phan Hoàng Minh (Tổ trưởng Tổ Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Phú) cho biết: “Từ khi tham gia ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để thực hiện quy trình nuôi cá theo tiêu chuẩn Global GAP, Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí được hỗ trợ rất nhiều mặt về kỹ thuật từ đó giúp tỷ lệ sống của đàn cá tăng lên so với thời gian trước và giảm giá thành đáng kể. Qua thời gian tổ hội thực hiện mô hình nuôi cá giống theo tiêu chuẩn GlobalGAP, quy trình nuôi của tổ hội được kiểm tra và chứng nhận đạt chuẩn, bước đầu xây dựng nên thương hiệu cho sản phẩm thủy sản cá lóc giống sạch của Tổ hội nghề nghiệp sản xuất cá lóc giống Mỹ Quí”.

Báo An Giang
Đăng ngày 26/11/2020
Mỹ Linh
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:22 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:22 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:22 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:22 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:22 23/09/2024
Some text some message..