Nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm - Hướng đi mới ở xã Thu Phong

Với quy mô 10 hộ tham gia, 3.000 m2 mặt nước ao, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm vừa được thực hiện ở xóm Thiều, xã Thu Phong (Cao Phong) đã mang lại kết quả khả quan. Người dân đề nghị tiếp tục mở rộng mô hình trong ao và bày tỏ nguyện vọng ngành NN&PTNT quan tâm xây dựng các mô hình nuôi thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân các địa bàn.

ro phi don tinh
Ảnh minh họa: nongnghiep.vn

Qua khảo sát thực tiễn, mô hình đã lựa chọn được hộ và chọn ao tham gia theo tiêu chí hộ có diện tích ao từ 150 m2 trở lên, độ sâu của ao từ 1 - 1,2 m, nguồn nước không ô nhiễm. Đây cũng là những hộ có đủ điều kiện về nhân lực để tiếp thu và thực hiện mô hình, có khả năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người khác nhằm nhân rộng. Ông Bùi Hào Quang, một trong số 10 hộ tham gia cho biết: Chúng tôi đã được tập huấn tu bổ, cải tạo ao nuôi đúng như hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, cụ thể bơm tát cạn ao, vệ sinh, khử trùng, phơi đáy ao, củng cố bờ ao nhằm tránh rò rỉ. Để đảm bảo thời gian nuôi theo yêu cầu, Trung tâm Giống vật nuôi và thuỷ sản đã cung cấp giống có kích cỡ 8 - 10 cm, cá được đưa vào túi có khí ô xy để hộ tiếp nhận và thả cá xuống ao. Đồng hành với ngư hộ, cán bộ kỹ thuật còn chỉ đạo, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo, hướng dẫn các hộ cho cá ăn với khẩu phần thức ăn theo từng giai đoạn. Phương thức cho ăn được áp dụng là vãi đều khắp khi cá nhỏ, phương châm 4 định (cho ăn vào một khu vực nhất định, cho ăn theo giờ cố định, cho ăn theo định lượng, xác định chất lượng thức ăn để tạo phản xạ có điều kiện cho cá) bắt đầu khi cá có trọng lượng nhỉnh hơn, hướng dẫn hộ thường xuyên theo dõi, quan sát khi cá ăn để phát hiện những hiện tượng bất thường của cá, phát hiện bệnh để có biện pháp kịp thời xử lý.

Mô hình ngoài sự hỗ trợ 100% kinh phí mua con giống, các hộ còn được hỗ trợ 50% kinh phí mua thức ăn và tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Hộ ông Bùi Văn Dư có diện tích ao 300 m2, sau khi tiếp nhận 900 con cá giống đã đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình, tỷ lệ con sống đạt 70%. Sau hơn 5 tháng nuôi, cỡ cá thu hoạch đạt bình quân 0,56 kg, sản lượng thu hoạch đạt hơn 350 kg. Tương tự, ở các hộ khác, tỷ lệ con sống cũng đạt từ 68 - 70%, cỡ cá thu hoạch từ 0,53 - 0,58 kg, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,8. Tổng kết mô hình, năng suất, sản lượng cá thu được đạt khoảng 11 tấn/ha, sau khi trừ chi phí, 10 hộ thực hiện còn đảm bảo công, lãi hơn 64 triệu đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Phó phòng NN&PTNT huyện Cao Phong đánh giá: Mô hình triển khai tại xã Thu Phong - nơi nông dân còn khó khăn trong đầu tư đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhưng bước đầu đã đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống, vật nuôi cũng như thay đổi tư duy, cách làm của ngư hộ trong phát triển nghề nuôi thủy sản. Đồng thời, kết quả mô hình còn đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với đơn vị tổ chức thực hiện trong cải tiến phương pháp chỉ đạo cũng như phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương để thực hiện các mô hình thủy sản ngày càng hoàn thiện hơn.

Báo Hòa Bình
Đăng ngày 21/09/2013
Bùi Minh
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 13:32 24/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 13:32 24/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 13:32 24/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 13:32 24/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 13:32 24/09/2024
Some text some message..