Nuôi cá tầm “lồng trong ao đất”

Tỉnh Lâm Đồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp phát triển nuôi cá tầm thương phẩm.

nuôi cá tầm
Nuôi cá tầm là mô hình nuôi trồng thủy sản lợi thế của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Tepbac.

Khoảng 15 năm qua, tại tỉnh cao nguyên này đã triển khai nuôi cá tầm chủ yếu theo các hình thức như nuôi nước chảy trong bể xi-măng, lồng trên hồ chứa, nuôi nước chảy trong ao lót bạt... Gần đây, mô hình nuôi cá tầm “lồng trong ao đất” được triển khai và mang lại kết quả khả quan.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vùng nhiệt độ có thể nuôi cá tầm có phạm vi khá lớn, ước tính hơn 60% diện tích của tỉnh và phân bổ ở các huyện: Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc. Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Thùy, Giám đốc Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung (đóng tại huyện Đức Trọng), hiện cá tầm thương phẩm của Lâm Đồng chiếm hơn 60% sản lượng cá tầm của cả nước.

nuôi cá tầm
Nuôi nước chảy trong bể xi-măng là mô hình nuôi cá tầm phổ biến hiện nay. Ảnh: Tepbac

Tuy nhiên, việc nuôi cá tầm hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, như nguồn nước ở các sông, suối đầu nguồn cung cấp cho nuôi cá tầm thuận lợi về giao thông được tận dụng gần hết; các hồ chứa cũng hạn chế về quy mô, do sức tải môi trường. “Chúng tôi nhận thấy, các hồ chứa nhỏ, các ao đất rất phù hợp về nguồn nước, nhiệt độ để nuôi cá tầm, nhưng chưa được khai thác. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ nuôi cá tầm thương phẩm “lồng trong ao đất” và đạt kết quả khả quan”, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thùy cho biết.

Trung tâm xây dựng hai mô hình với công nghệ “lồng trong ao đất”. Mỗi khu ao nuôi có diện tích khoảng 1.500m2 và lồng được thiết kế với tỷ lệ khoảng 10% diện tích mỗi ao, mực nước trong ao luôn duy trì ở độ sâu 1,7m. Lồng nuôi dạng này được thiết kế đơn giản, với hệ thống khung sắt và lưới nhựa, đáy lồng cách đáy ao từ 20 đến 30cm.

Để bảo đảm môi trường cho cá sinh trưởng tốt, Trung tâm tổ chức lắp đặt hệ thống quạt nước để bổ sung ô-xi. Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Thùy, cá tầm có tập tính đào bới nền đáy để tìm thức ăn nên không thể nuôi trong ao đất, bởi nước đục cá sẽ chết. Còn những hình thức nuôi nêu trên thì chi phí lớn, hàm lượng ô-xi trong ao nước tĩnh thấp nên không hiệu quả. Việc ứng dụng công nghệ “lồng trong ao đất” có thể khắc phục được những bất lợi này.

Phó Giám đốc Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Trung Lê Văn Diệu cho biết, giống cá nuôi thử nghiệm là cá tầm Xi-bê-ri (Acipenser baerii), với mật độ từ 10 đến 13 con/m2, tương đương hình thức nuôi nước chảy truyền thống. Mỗi con cá giống khoảng 50g, sau 3 tháng chăm sóc cá phát triển tốt, đồng đều và đạt trên 350g/con.

Tỷ lệ cá sống ở mô hình này hiện đạt hơn 90%. Mô hình “lồng trong ao đất” rất thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát môi trường, phân cỡ cá và xử lý bệnh. Đặc biệt, ít phải thay nước nên chủ động nguồn nước; mô hình cũng giúp cách ly bệnh dịch, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế triệt để việc xói mòn đất, ô nhiễm nước.

nuôi cá tầm trong ao đất
 Mô hình nuôi cá tầm với công nghệ “lồng trong ao đất”. Ảnh: Báo Nhân dân.

Việc thu hoạch cá thương phẩm được chủ động theo nhu cầu của thị trường. “Với mô hình này, chúng ta tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi cá truyền thống kém hiệu quả. Nhất là cơ hội lớn cho người dân chuyển đổi vật nuôi thủy sản giá trị thấp sang cá tầm giá trị cao, góp phần tăng hiệu quả kinh tế”, ông Lê Văn Diệu chia sẻ.

Theo phân tích và so sánh, như nuôi cá trắm cỏ, thời gian nuôi đến khi thu hoạch phải mất 2 năm, trên diện tích 1.000m2 cho sản lượng khoảng 1 đến 1,5 tấn; với giá bình quân từ 60 đến 70 nghìn đồng/kg, đạt doanh thu khoảng 100 triệu đồng. Trong khi nuôi cá tầm trên cùng diện tích, sản lượng đạt khoảng 1,5 tấn và mang lại doanh thu đến 300 triệu đồng.

Lâm Đồng hiện có hơn 25 trang trại và 35 hộ nuôi cá tầm với diện tích khoảng 50ha. Các hình thức nuôi phổ biến là xây bể xi-măng, sử dụng bể composite, đào ao lót bạt hoặc nuôi lồng bè. Địa phương phấn đấu, đến năm 2025, diện tích nuôi cá nước lạnh của tỉnh tăng lên 55ha, sản lượng hơn 2.500 tấn.

Nhiều chuyên gia đánh giá, mô hình nuôi cá tầm “lồng trong ao đất” là hướng đi nhiều triển vọng, giúp người chăn nuôi khắc phục được các yếu tố bất lợi về nguồn nước, môi trường và chi phí đầu tư. Việc tiếp cận công nghệ đơn giản, nhưng bảo đảm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và được áp dụng cho nuôi thủy sản ngoài trời.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 06/07/2023
Mai Văn Bảo
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:40 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:40 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:40 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:40 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:40 22/09/2024
Some text some message..