Nuôi hàu rừng ngập mặn

Nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy tiềm năng kinh tế của ngành nuôi trồng hàu ở Gambia (nước nhỏ nhất của lục địa châu Phi) là một sự khởi đầu cho việc phát triển chuỗi giá trị cá của OACPS (Tổ chức các quốc gia Châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương).

Mô hình nuôi hàu
Mô hình nuôi hàu. Ảnh: imanajmi.files.wordpress.com

Dữ liệu phân tích từ các chuyên gia 

Theo phân tích của FISH4ACP hợp tác với viện nghiên cứu và phát triển xã hội (ISRAD) cho thấy sản lượng hàu được nuôi tại các rừng ngập mặn hàng năm ở Gambia ước tính khoảng 7.000 tấn. Sản xuất hàu đa phần sử dụng kỹ thuật thủ công và sử dụng khoảng 1.000 lao động, hầu hết là phụ nữ. Hàu được bán chủ yếu tại các chợ ở địa phương với doanh số bán hàng được duy trì ổn định mặc dù giá cả có phần tăng. Ước tính đạt 260 tấn thịt hàu chế biến trị giá khoảng 1,3 triệu USD (gần bằng 30.3 tỷ VND). 

FISH4ACP - một sáng kiến ​​phát triển chuỗi giá trị cá toàn cầu của OACPS do FAO (Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc) thực hiện với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu (EU) và bộ hợp tác và phát triển kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Sáng kiến ​​này đã khởi đầu các hoạt động ở Gambia vào đầu năm 2022 với những phân tích toàn diện về chuỗi giá trị hàu. Các chuyên gia thảo luận về cách để kích thích tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy công bằng xã hội nhằm phát triển một chiến lược nâng cấp cho ngành hàu trở nên bền vững hơn. Theo đó, cuộc thảo luận cũng sẽ tập trung vào các biện pháp giải quyết những lo ngại về vấn đề suy giảm trữ lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và tác động đến môi trường của việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thiên nhiên trong công nghiệp sản xuất và chế biến hàu. 

Người đứng đầu hợp tác của phái đoàn EU tại Gambia cho rằng phải đảm bảo sự thịnh vượng về kinh tế và lợi ích xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường là trọng tâm của chương trình nghị sự phát triển bền vững mà liên minh Châu Âu ủng hộ. Dự án này là một ví dụ thực tế về các chương trình hợp tác của EU trong lĩnh vực phát triển bền vững trong thủy sản. 

Hàu tươi sốngHàu được xem là nguồn kinh tế cho người dân vùng ven biển. Ảnh: thefishsite.com

Đại diện FAO thông tin thêm, các nghiên cứu này sẽ trở thành định hướng cho những nỗ lực của FISH4ACP trong việc hỗ trợ quốc gia này trên con đường hướng tới một hệ sinh thái bền vững, mở ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân vùng ven biển, nhất là lao động nữ.  

Vai trò quan trọng của việc nuôi hàu biển 

Do được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những nhu cầu từ địa phương, ngành sản xuất hàu ở Gambia mang lại cơ hội kinh tế và lợi ích xã hội, đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho những người phụ nữ nơi đây, theo một phân tích được trình bày vào ngày 29 tháng 6 của các chuyên gia và các bên liên quan, họ thảo luận và tìm cách đảo ngược sự suy giảm về nguồn cung ứng hàu trong khi cải thiện an toàn và giảm thiểu khí thải CO2.

Nuôi hàu ở những nơi ngập mặn là một ngành sản xuất thủ công quy mô nhỏ có giá trị lớn đối với vấn đề an ninh lương thực và tạo dựng sinh kế sản xuất cho phụ nữ. Cần làm cho nguồn nuôi hàu trở nên vững chắc, đồng thời cải thiện độ an toàn và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Việc nuôi hàu còn góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước nhờ vào khả năng lọc sinh học, chúng đã góp phần xử lý làm sạch các cặn bã hữu cơ, hạn chế ô nhiễm. Do đó, ngoài việc nuôi hàu mang lại cho cư dân miền ven biển một nghề nuôi trồng mới dễ nuôi, chi phí thấp, thu nhập cao so với một số nghề nuôi trồng khác, chúng còn mở ra một triển vọng tốt trong việc góp phần phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn đang bị tàn phá.

Đăng ngày 05/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Thế giới
Bình luận
avatar

“Bấp bênh” khi quay trở lại với con tôm sú

Dựa vào tình hình hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng đang lao dốc mạnh. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm đang bắt đầu quay lại với mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, từ con tôm thẻ, khó khăn lại khi chuyển đổi sang con tôm sú.

Tôm sú
• 10:16 17/07/2024

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 11:23 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:23 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 11:23 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 11:23 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 11:23 20/09/2024
Some text some message..