Nuôi tôm bằng... cỏ

Sau nhiều năm nuôi tôm, môi trường đã thay đổi rất nhiều. Ðất đai bạc màu, thức ăn tự nhiên cho tôm không còn. Từ đó, đòi hỏi người nuôi phải có sự tác động để tạo nên môi trường thích hợp, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm phát triển.

nuôi tôm sú quảng canh
Mô hình nuôi tôm sử dụng cỏ của anh Võ Hữu Phương ở Vàm Ðình, xã Phú Thuận, đạt hiệu quả cao.

Anh Võ Hữu Phương, ấp Vàm Ðình, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, đã thực hiện một biện pháp xem ra đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Ðó là sử dụng rạ lúa sau thu hoạch, sử dụng cỏ trên bờ phơi khô, thả xuống vuông để cải tạo môi trường nước và tạo thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi. Thực chất đây là việc làm quen thuộc mà bấy lâu bà con nuôi tôm không chú ý, thậm chí không tin tưởng về hiệu quả của nó.

Trong khi mọi người ồ ạt làm đầm nuôi tôm công nghiệp với hy vọng nhanh chóng đổi đời, anh Võ Hữu Phương, ấp Vàm Ðình, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, vẫn bền bỉ với loại hình nuôi tôm quảng canh truyền thống. Thực tế cho thấy, khi làn sóng nuôi tôm công nghiệp lắng dịu, một số người ngậm ngùi san ủi đầm, trở về với nuôi quảng canh. Bởi lẽ, bà con cũng kịp nhận ra rằng mình chưa đủ điều kiện để nuôi tôm công nghiệp, ít nhất là về khả năng quản lý, vốn liếng… trong khi đó, nuôi quảng canh như anh Phương thì vẫn bền bỉ. Song, để nuôi quảng canh đạt hiệu quả cũng không phải dễ.

Cải tạo môi trường - tạo thức ăn cho tôm

Không bao giờ sử dụng hoá chất hay bổ sung thức ăn cho tôm nuôi bằng việc đi mua thức ăn ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp cho tốn kém, lại chưa chắc đảm bảo môi trường nuôi tôm, mà anh Phương lại có cách làm riêng của mình. Yếu tố trước tiên là đảm bảo sự phát triển bền vững, tạo môi trường tự nhiên và thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi. Anh Phương khẳng định, chỉ thích nuôi truyền thống, do thiếu lao động nên không thể chuyển sang nuôi quảng canh cải tiến hay công nghiệp được. Nuôi kiểu này cũng không thể cho ăn, mà nếu không có thức ăn, tôm sẽ không phát triển, môi trường không ổn định thì tôm chết.

Mấy lần đi canh vuông ban đêm, vô tình anh thấy những đám cỏ mình phát trên bờ rơi xuống nước có con tôm đu theo trong đó. Rọi đèn kỹ, thì ra nó đeo theo những con sinh vật nhỏ. Cầm đám cỏ mục lên xem thì có rất nhiều con sinh vật nhỏ này. Theo anh, đây chính là thức ăn mà con tôm ưa thích. Anh quyết định không phát cỏ bỏ nữa mà đợi tới khi cỏ đúng lứa, phát phơi khô, sau đó đem thả xuống vuông. Chỉ biện pháp đơn giản này mà hiệu quả. Tôm nuôi rất ổn định, không “quậy”, lại còn lớn nhanh.

Ðối với mọi người, cỏ dại là thứ bỏ đi, song đối với anh Phương, đây là thứ rất tốt để cải tạo môi trường và tạo nguồn thức ăn cho tôm. Cỏ phải để tới lứa mới phát phơi khô, sau đó, gom lại thả xuống vuông. Kinh nghiệm này, anh Phương chia sẻ cho bà con xung quanh.

Ông Thái Văn Kía, cùng ấp Vàm Ðình, xã Phú Thuận, cũng áp dụng thực hiện có hiệu quả việc nuôi tôm bằng cỏ cũng cùng chung nhận định: cỏ khô có tác dụng cải tạo nước rất tốt. Khi cỏ mục, trong cỏ sinh ra nhiều loại côn trùng rất nhỏ. Những con trùng ấy chính là thức ăn tuyệt vời cho tôm nuôi. Phần lớn bà con không tin, vì cho rằng cỏ một khi bỏ xuống vuông sẽ làm thối nước. Song, cũng có người áp dụng và lại cho hiệu quả tốt.

Giải pháp thay thế

Ðáng lưu ý là 16 năm nay, từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, năm nào anh Phương cũng duy trì việc làm vụ lúa trên đất nuôi tôm. Khỏi nói cũng biết trồng được lúa, nuôi tôm sẽ có hiệu quả như thế nào. Bởi rơm rạ sau khi thu hoạch lúa sẽ làm cho môi trường nuôi tôm ổn định và tạo nên nguồn thức ăn cho tôm nuôi. Thế nhưng, khoảng 4 năm nay, việc sản xuất lúa trên đất nuôi tôm gặp khó khăn. Thực chất là do làm không đồng loạt, nhiều hộ không có ý thức làm nên một mình cũng không thể thực hiện được.

Không làm được dưới ruộng, anh Phương lại chuyển sang làm trên bờ. Tận dụng diện tích cải tạo vuông hằng năm bơm lên thành sân, anh Phương đắp bờ bao ví lại để trữ nước mưa, làm lúa trên cạn. Mặc dù không thể nào bằng làm dưới ruộng, nhưng chí ít cũng thu hoạch được lúa và góp phần cải tạo vuông nuôi. Với khoảng 1.500 m2, năm nào anh cũng thu hoạch từ 40 giạ lúa trở lên. Anh Phương cho biết, thu hoạch từ lúa hằng năm gia đình ăn không hết. Còn rơm rạ thì để cải tạo môi trường nuôi tôm, làm phân bón trồng hoa màu, cây ăn trái.

Theo Kỹ sư Trần Thanh Ðông, Phòng NN&PTNT Phú Tân, cỏ khô hay rạ đều là những vật liệu tự nhiên dùng để nuôi tôm đạt hiệu quả, nhất là việc cải tạo môi trường nước, làm sinh sản nguồn thức ăn cho tôm. Song, chỉ sử dụng cỏ khi thiếu rạ, rạ lúa mới là thứ tuyệt vời nhất để cải tạo môi trường và sinh ra thức ăn cho tôm. Ðiều đáng nói là dùng với lượng vừa phải và phơi khô để tránh nước bị thối thì đạt hiệu quả cao.

Với cách làm này, từ ngày chuyển dịch cơ cấu sản xuất đến nay, mặc dù năng suất chưa cao bằng nuôi quảng canh cải tiến, song chưa năm nào anh Phương nếm mùi thất bại và giữ mức bình quân hằng năm khoảng 300-350 kg tôm sú/ha. Tôm thường đạt trọng lượng 30 hoặc 20 con, thậm chí 15 con/kg. Với khoảng 4 ha đất sản xuất, năm nào anh cũng cầm chắc 200-250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. Anh cũng nuôi cua xen canh với tôm, cua cũng đạt hiệu quả khá, có lẽ một khi môi trường ổn định thì cua cũng như tôm đều có điều kiện phát triển tốt.

Ở mô hình này, yếu tố bền vững thể hiện rất rõ. Chất lượng tôm nuôi thật sự là sản phẩm sạch. Môi trường vẫn ổn định do không có hoá chất tác động mà chỉ tác động từ yếu tố cây cỏ tự nhiên. Với mô hình hiệu quả này, chưa bao giờ anh Phương có ý định chuyển sang nuôi tôm công nghiệp. Bởi theo anh, thà chậm mà chắc chắn còn hơn là được một vài lần rồi treo đầm. Mà tính ra nuôi theo hình thức này đâu tốn chi phí bao nhiêu, nếu tính theo tỷ lệ vốn bỏ ra, thu vào thì rõ ràng lời hơn nuôi tôm công nghiệp rất nhiều.

Cà Mau Online
Đăng ngày 21/12/2016
Hiệp Đoàn
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 06:17 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:17 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 06:17 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 06:17 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 06:17 20/09/2024
Some text some message..