Nuôi tôm - cua kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi kết hợp tôm - cua được thực hiện ở nhiều địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bài viết cung cấp kỹ thuật nuôi và hiệu quả của mô hình này.

Nuôi tôm - cua kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao
Mô hình nuôi tôm - cua mang lại hiệu quả cao ở nhiều địa phương. Hình minh họa

Kỹ thuật nuôi

Về kỹ thuật nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, theo Trung tâm Khuyến nông TP Hồ Chí Minh ngoài các kỹ thuật cơ bản áp dụng khi nuôi tôm sú bán thâm canh, cần chú ý một số điểm sau:

Ao nuôi có hệ thống gờ nổi bên trong hay ao được đào rảnh xung quanh có gò ở giữa để cua có thể đào các hốc,  hang trú ẩn. Cung cấp các chà cây làm chỗ ẩn nấp cho cua;

Khi lấy nước vào ao, cần kiểm tra độ mặn để báo cho trại giống tôm, giống cua để các trại tiến hành hạ độ mặn, thuần dưỡng giống thích nghi với độ mặn nơi thả nuôi, điều này giúp tránh được hiện tượng tôm, cua bị sốc độ mặn khi thả giống, nhất là đối với cua, nếu chênh lệch độ mặn quá 3 %o khi thả giống sẽ làm cua bị lột võ bất thường, yếu và chết, còn gọi là hiện tượng bẫy lột võ;

Đối với ao nuôi tôm sú kết hợp nuôi cua, trong quá trình chuẩn bị ao , cần giăng vèo ương cua ngay trong ao. Vèo ương cua có 5 mặt: 4 mặt bên và mặt đáy; làm bằng lưới mịn, dày, xung quanh miệng vèo được may kèm với một lớp nhựa cao khoảng 30 cm để tránh cua bò lên miệng vèo ra ngoài ao. Trong vèo bố trí các chà cây  hoặc lưới giăng bên trong để làm chỗ cho cua con bám, càng có nhiều chỗ bám, cua con càng ít tập trung 1 chỗ, giúp hạn chế hiện tượng ăn nhau. Vèo được đặt ở góc ao, phần trên gió, cách bờ 2 - 3 m để tiện chăm sóc cua ương.

Thời điểm thả giống cua trong ao tôm sú (giống tôm sú thả nuôi cở P15):

Nếu nuôi từ cua bột (cua hạt tiêu, tương ứng cua 1 - 2 ở trại giống) thì thả cùng lúc với giống tôm. Nhưng cua được ương trong vèo khoảng 7 ngày trước khi  bung vèo ra ao tôm sú. Vèo ương nên đặt ngay trong ao tôm

Nếu nuôi từ cua hạt dưa thì giống cua được thả sau khi thả giống tôm 7 – 10 ngày

Nếu nuôi từ cua hạt me thì thả giống cua sau khi thả giống tôm 15 – 20 ngày.

Thời điểm thả giống cua trong ao tôm để nuôi ghép rất quan trọng. Thả vào thời điểm hợp lý giúp giảm bớt hiện tượng ăn nhau giữa 2 loài.

Về mật độ thả nuôi:

Tôm sú thả nuôi theo hình thức này là 12 - 15 con/m2.

Cua: Nếu thả cua hạt tiêu, tức cua bột mới xuất khỏi trại giống thì nên thả 1 - 1,5 con/m2 (sau khi ương đến hạt dưa còn khoảng 60 - 70 %)

Nếu thả cua hạt dưa thì thả khoảng 1 con/m2. Nếu thả cua hạt me thỉ thả khoảng 0,5 con/m2. Tức cua càng lớn mật độ thả càng thấp.

Chăm sóc, cho ăn:

Trong giai đoạn ương, có thể cho cua ăn cá tươi hấp chín tán nhuyễn trong vài ngày đầu, sau đó trộn cá hấp với thức ăn viên của tôm với tỉ lệ giảm dần cá hấp và tăng dần cám viên để đến khi bung vèo, thả cua ra ao tôm thì cua có thể dùng thức ăn viên chung với thức ăn của tôm. Thường cua bột mới thả vào vèo, ngày đầu không cho ăn vì cua chưa khỏe hẳn sau quá trình vận chuyển và gây mê. Ngay sáng hôm sau, nên bắt đầu cho cua ăn, 10.000 bột bắt đầu cho ăn khoảng 400 - 500 g cá hấp/ngày, chia làm 4 lần (6g, 11 g, 17 và 21). Sau đó cứ 3 ngày, tăng 20 - 30 % lượng thức ăn.

Sau 1 tuần ương, thấy cua nhanh nhẹn, khỏe mạnh là có thể thả ra ao cùng với tôm sú và sau đó chăm sóc cho ăn như cho tôm sú ăn. Lượng thức ăn cho cua chỉ cần tăng thêm lượng thức ăn bằng 3 - 2 % lượng cua có trong ao là được. Vào ban ngày nếu sau khi cho tôm và cua ăn xong,  sau 2 giờ, đi quanh ao thấy có nhiều cua bò quanh bờ, dưới mép nước gần bờ để kiếm ăn, tức lượng thức ăn không đủ, cần tăng thêm thức ăn cho lần sau.

Sau khi nuôi được 3 tháng, có thể dùng gió, vợt hoặc câu để thu tỉa cua lớn và chắc thịt để bán, sau 4 tháng cua trong ao đã bớt, kéo lưới để thu tôm sú, đồng thời làm cạn ao để thu cua. Khi đó, sẽ còn một số cua chưa chắc thịt, nên thả nuôi tiếp trong ao khác, sau 10 - 12 ngày, cua sẽ chắc thịt lại và có thể bán mà không mất giá.

Hiệu quả

Khi nuôi ghép tôm và cua, nhiều người lo ngại: chúng sẽ ăn thịt nhau, con cua sẽ ăn con tôm khi lột xác và ngược lại. Điều này là không tránh khỏi. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện trên nhiều mô hình nuôi ghép tôm sú và cua, kết quả thu hoạch được với tỉ lệ sống của tôm sú khoảng 50 - 60 % và của cua là 50 - 70 %. Vì thế, tuy tỷ lệ sống của tôm sú có thấp hơn 1 ít so với nuôi tôm bán thâm canh không ghép với cua, nhưng khi thu hoạch, được thu thêm sản lượng cua đáng kể và nhờ đó lợi nhuận của mô hình cũng tăng lên. Chi phí đầu tư tăng thêm khoảng 15 - 20 triệu đồng/ha/vụ so với không nuôi ghép với cua. Nhưng tiền lãi tăng lên 30 - 40 triệu đồng/ha/vụ.

Điển hình như mô hình nuôi cua thương phẩm của anh Trần Tiết Cường (ấp Thống Nhất, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) nhiều năm nay đem lại hiệu quả cao, cho thu nhập 150 - 200 triệu đồng/năm. Nông dân ở các xã vùng ngập mặn, ven biển huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cũng thu được lợi nhuận cao từ mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển. Với diện tích bình quân 1 ha nuôi tôm sú kết hợp với cua biển, nông dân có thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng…

Đăng ngày 01/06/2017
Con tôm(Tổng hợp)
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:52 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:52 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:52 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:52 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:52 21/09/2024
Some text some message..