Nuôi trùn quế, lợi ích nhiều mặt

Hiện nay, trùn quế được xem là đối tượng nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2009, kỹ thuật nuôi trùn quế được kỹ sư Huỳnh Văn Vũ, Trưởng trạm phụ trách Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư TP Tuy Hòa nghiên cứu thành công và tiến hành tập huấn cho người dân thực hiện, thúc đẩy phong trào nuôi trùn quế trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Trùn quế hiện được xem là vật nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: T.HÀ
Trùn quế hiện được xem là vật nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: T.HÀ

KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ

Trùn quế còn được gọi là trùn mồi câu, trùn đỏ là loại trùn có hàm lượng đạm rất cao (đạm chiếm 70% trọng lượng khô) và thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Trong tự nhiên, trùn quế ít tồn tại với phần thể lớn, vì vậy, khi nuôi trùn quế, người nuôi cần tuân thủ theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ để mang lại hiệu quả cao. Để chuẩn bị nuôi trùn quế, người nuôi cần xây dựng chuồng trại có nền ngăn cách với mặt đất và phân nền thành các luống có bờ thấp. Khu vực nuôi phải có mái che và vách chắn xung quanh, tạo môi trường thuận lợi cho trùn quế phát triển. Để chọn được giống trùn quế tốt, kỹ sư Huỳnh Văn Vũ khuyến cáo người nuôi nên tìm đến các trại giống uy tín để được cung cấp trùn giống (được nuôi từ 1,5 đến 2 tháng), phân trùn và một phần thức ăn của trùn. Là loài trùn đất ăn phân nên trùn quế có thể tiêu hóa tốt tất cả các loại phân gia súc, gia cầm, đặc biệt là phân của các loài động vật ăn cỏ như: trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi... Riêng phân gà ta, do hàm lượng lân trong phân quá cao, trùn ít ăn, nên trước khi cho trùn quế ăn, phải ủ nó với các loại phân khác.

Giống trùn quế sau khi được mang về phải thả ngay vào chuồng đã được rải phân hoai ẩm (thường trên 1m2 cần 25kg kén và 1kg trùn sống). Sau 2 đến 3 ngày, nếu thấy trùn chui hết vào đất nghĩa làchúng đã thích ứng với chỗ ở mới và bắt đầu quấn vào nhau sinh sản. Hằng ngày, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra luống nuôi, giữ ẩm cho luống; bổ sung thức ăn khi nhận thấy lớp phân trên mặt bắt đầu xơ, khô. Thường vào mùa đông, cứ 7 đến 10 ngày thì bổ sung một lớp phân tươi từ 3 đến 5cm, còn mùa hè trùn quế tiêu thụ thức ăn nhanh hơn nên chỉ trong 3 đến 5 ngày phải cho thêm thức ăn vào luống nuôi. Theo kỹ sư Huỳnh Văn Vũ: “Thông thường, con trùn chỉ có 3 hoạt động chính: ăn, quấn nhau và đẻ. Ban đêm, khi ngoi lên lớp đất mặt để quấn nhau, trùn quế cần môi trường tối, ẩm (độ ẩm khoảng 60%) nên người nuôi cần phủ bạt chuồng trại kỹ lưỡng để trùn quấn nhau, sinh sản. Việc gặp gỡ của trùn quế càng dày thì tốc độ tăng đàn càng nhanh. Ngoài ra, để bảo vệ luống nuôi, người nuôi cần chú ý phòng chống địch hại (cóc, chuột…), chăm sóc luống nuôi cẩn thận, không để nước có xà phòng chảy vào luống nuôi hay mưa xối trực tiếp vào luống nuôi”. Kỹ sư Huỳnh Văn Vũ cũng khẳng định: Nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sau 1 tháng, người nuôi trùn quế có thể tiến hành thu hoạch khoảng 1kg trùn quế/m2 luống nuôi.

LỢI ÍCH NHIỀU MẶT

Đối với nhiều loài thủy sinh, trùn là một trong những loại thức ăn hấp dẫn nhất. Vì vậy, hầu hết các loài tôm, cá, cua, lươn, ếch, ba ba… đều thích ăn trùn quế. Khi sử dụng trùn quế làm thức ăn cho thủy hải sản, người nuôi cóthể trực tiếp bỏ trùn xuống nước. Ngoài ra, còn có thể cho trùn quế vào sàng hoặc băm nhỏ cho vào sàng để đưa xuống ao hồ cho tôm, cá ăn. Tuy nhiên, đối với tôm nuôi, cách tốt nhất là nên cho ăn theo cách: xay thịt trùn quế tươi sau đó trộn với thức ăn hoặc chế biến trùn quế thành dịch trùn, trộn với E.M trùn (cộng đồng vi khuẩn có lợi) để làm thức ăn cho tôm. Ngoài ra, để bảo quản trùn quế làm thức ăn cho các vật nuôi trong một thời gian lâu dài, người nuôi trùn quế có thể sấy khô trùn sau khi thu hoạch. Việc sử dụng trùn quế để làm thức ăn cho các vật nuôi khác, đặc biệt là con tôm đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt.

Ông Võ Xuân Phương (thôn Diêm Hội, xã An Hải, Tuy An) bắt đầu nuôi tôm bằng thức ăn có trộn dịch trùn từ năm 2011 cho biết: “So với thức ăn thông thường thì thức ăn có trộn dịch trùn giúp tôm sú phát triển nhanh hơn, sức đề kháng mạnh hơn. Nhờ sử dụng dịch trùn màthời gian thu hoạch tôm sú của gia đình tôi được rút ngắn lại”.

Hiện nay, ngoài giá trị dinh dưỡng của thịt trùn, thì phân trùn còn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có nhiều lợi ích, giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Trong phân trùn quế có chứa những vi sinh vật có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học như: vi khuẩn, nấm mốc, đặc biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do, vi khuẩn phân giải lân, phân giải cellulose. Vì thế, khi trùn quế thải ra chất cặn bã, các vi sinh vật trong phân trùn quế lại tiếp tục hoạt động và phát triển trong đất giúp loại trừ được những độc tố, nấm hại, vi khuẩn có hại trong đất; tạo chất mùn trong đất làm tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm cho đất. Mặt khác, phân trùn quế giàu khoáng chất, giàu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trên lớp đất mặt… giúp cây trồng có thể hấp thu ngay dưỡng chất, phát triển khỏe mạnh.

Là một người nuôi trùn quế nhiều kinh nghiệm ở xã Hòa Hiệp Trung, Đông Hòa, ông Trương Quang Trung cho biết: “Do phân trùn quế chứa nhiều dưỡng chất, an toàn cho cây nên gần đây nhiều vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk), vùng trồng rau ở Lâm Đồng, vùng trồng tiêu Sơn Thành (Tây Hòa) hay vùng rau Bình Ngọc (TP Tuy Hòa) mua về làm phân bón. Theo phản hồi của nhiều nhà vườn, việc bón phân trùn quế giúp cây phát triển tốt, ít bị sâu bệnh”.

Đề tài về kỹ thuật nuôi trùn quế của kỹ sư Huỳnh Văn Vũ đã đạt giải 3 Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ IV, năm 2009-2010. Chia sẻ về đề tài này, kỹ sư Huỳnh Văn Vũ nói: “Con trùn quế có giá trị cao về nhiều mặt mà người dân Phú Yên còn ít người biết đến. Riêng tôi, tôi xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi trùn quế là hướng đến việc dùng trùn làm thức ăn trong nuôi tôm, một vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao; góp phần làm cho nghề nuôi tôm Phú Yên phát triển lâu dài, bền vững. Những năm qua, cách làm này đã tỏ ra hiệu quả và được rất nhiều hộ nuôi tôm áp dụng”.

Phú Yên online
Đăng ngày 14/05/2013
thái hà
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 11:22 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:22 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 11:22 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 11:22 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 11:22 25/09/2024
Some text some message..