Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
Cua gạch. Ảnh: tintuconline

Nghề nuôi cua biển của Cà Mau có nhiều điểm khác biệt bởi điều kiện tự nhiên riêng biệt, kéo theo thổ nhưỡng, nguồn nước cũng phù hợp với điều kiện phát triển của con cua.  

Một lợi thế mà ít địa phương nào có được nữa là rừng ngập mặn với diện tích hơn 80.000ha… điều này đã góp phần tạo nên sản phẩm có chất lượng được đánh giá là ngon nhất của của nước.  

Với vị thế đã được khẳng định, cua Cà Mau đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, tạo ra cơ sở pháp lý và công cụ để Cà Mau tăng cường việc quản lý, kiểm soát và quảng bá thương hiệu sản phẩm, khẳng định thương hiệu với thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng cao giá trị kinh tế địa phương.  

Điển hình nhất phải kể đến huyện Năm Căn, địa phương từ lâu luôn được xem là “thủ phủ” của cua biển tại Cà Mau. Chất lượng cua thương phẩm luôn được thị trường đánh giá cao. Thương hiệu “Cua Năm Căn - Cà Mau” đã được khẳng định, vị thế của sản phẩm nhờ đó mà được nâng lên, mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi cua địa phương.  

Bên cạnh đó, nghề sản xuất giống cua cũng khá phát triển ở Cà Mau. Việc sản xuất cua giống góp phần giúp cho người nuôi chủ động được nguồn giống thả nuôi và hạn chế việc khai thác con cua giống ngoài tự nhiên.  

Trong sản xuất cua giống thì việc nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng cũng là một khâu rất quan trọng. Phần lớn các trang trại sản xuất cua giống ở Cà Mau cũng như ở các địa phương khác đều phải mua cua mang trứng về để ấp nở và ương thành cua giống. Do đó, một số ít cơ sở sẽ đảm nhận khâu nuôi vỗ cua mẹ (cua gạch) cho đẻ và bán lại cho các cơ sở sản xuất giống.  

Cua gạchThay vì nuôi ở trong ao, cua gạch được nuôi vào thùng có sục khí. Ảnh: nongnghiepcamau.vn

Trước đây với nhu cầu cua giống không nhiều chủ yếu nguồn giống bắt từ tự nhiên, các cơ sở sản xuất giống tương đối ít nên phần lớn cua mang trứng cũng được bắt từ tự nhiên.  

Nhưng hiện nay nhu cầu con giống tăng, dẫn đến nhu cầu mua cua mẹ mang trứng càng lớn, điều này giúp cho người nuôi vỗ cua gạch thành cua mang trứng có thêm thu nhập ổn định.  

Cua gạch là những con cua cái được thu mua tuyển chọn từ các thương lái mua cua trực tiếp từ hộ nuôi (vào các ngày 15 hay 30 âm lịch hàng tháng). Những con cua cái này phải được lựa chọn thật kỹ về độ đầy của gạch, đồng thời cua có khối lượng tối thiểu khoảng 450g trở lên, khỏe mạnh và đầy đủ phụ bộ. Cua càng đầy gạch thì quá trình nuôi vỗ thành cua mang trứng càng nhanh. Việc lựa chọn này cũng tương đối dễ dàng, tỷ lệ chọn được cua gạch làm cua nuôi vỗ từ 50-70%. 

Sau khi thu mua cua về thì những con cua này sẽ được chà rửa sạch và bố trí mỗi con cua gạch vào 1 thùng, có sục khí. Những con cua này được cho ăn sò, ốc mượn hồn, hàu, chem chép, móng tay,…  

Ở giai đoạn này cua gạch cần thức ăn có nhiều đạm và các acid béo để phát triển trứng. Đặc biệt nuôi vỗ cua mẹ cần phải tiến hành cắt mắt cua, việc cắt mắt cua giúp cho buồng trứng nhanh chín và chín đồng loạt, lưu ý chỉ thực hiện ở 1 bên mắt cua. Thông thường thay nước 100% khi nuôi vỗ cua gạch, chiều cho ăn, sáng thay nước.  

Cua gạch nuôiTrứng cua bám vàng phần yếm sau khi đã ốp được coi là đạt chuẩn. Ảnh: vnexpress.net 

Ngoài ra, định kỳ quan sát sự đầy gạch của cua và quan sát biểu hiện cua để biết cua đến giai đoạn đẻ. Có thể nuôi từ 10-20 ngày thì cua đẻ. 

Khi cua có dấu hiệu đẻ thì chuyển cua sang thùng khác có phủ 1 lớp cát (ổ cát), điều này tạo môi trường giống như ngoài tự nhiên để cua đẻ tốt hơn. Sau khi cua đẻ thì chuyển cua vào thùng mới. Trứng cua mới đẻ có màu vàng (ngày 1 đến ngày 4), ngày 5 đến ngày 8 trứng cua chuyển sang màu xám và từ 9 đến 12 ngày trứng cua chuyển thành màu đen, giai đoạn này thì trứng cua sắp nở. Trong quá trình nuôi chăm sóc vẫn đảm bảo khu vực nuôi, nước nuôi sạch tránh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm vi nấm, vì ở giai đoạn này trứng dễ bị nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ trứng nở giảm. 

Tùy vào cơ sở sản xuất giống mà chọn mua cua ôm trứng ở giai đoạn nào. Mỗi con cua mẹ mang trứng có thể cho nở ra trung bình khoảng 1,5-2 triệu ấu trùng. Cua ôm trứng có thể bán giá dao động tùy thuộc vào các tỉnh xa hay lân cận. Không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, nguồn vốn, nhưng tỷ lệ thành công cao, đây là những lợi thế mà mô hình nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng. 

Đăng ngày 11/04/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:51 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:51 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:51 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:51 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:51 20/09/2024
Some text some message..