Phát hiện sinh vật lai mới giữa cá heo và cá voi

Các chuyên gia lấy mẫu phân tích và xác nhận trường hợp con lai đầu tiên của cá heo răng nhám đực với cá voi đầu dưa cái tại Hawaii.

Phát hiện sinh vật lai mới giữa cá heo và cá voi
Con lai (trước) bơi cùng cá voi đầu dưa (sau) có thể là mẹ. Ảnh: Fox News

Các nhà nghiên cứu tại tổ chức Cascadia Research Collective công bố phát hiện về sinh vật lai cá heo - cá voi, Fox News hôm 28/7 đưa tin. Họ bắt gặp sinh vật này lần đầu trong một dự án nghiên cứu kéo dài hai tuần ở đảo Kauai, Hawaii, vào tháng 8 năm ngoái. 

Đây được cho là trường hợp lai đầu tiên giữa cá voi đầu dưa và cá heo răng nhám, theo Robin Baird, nhà nghiên cứu chính trong dự án. "Giới khoa học từng ghi nhận một số sinh vật lai giữa các loài cá voi và cá heo. Tuy nhiên, đây là trường hợp đầu tiên với hai loài này và là trường hợp thứ ba được xác nhận bằng gene là con lai tự nhiên của hai loài cùng thuộc họ Delphinidae", Baird cho biết.

Trước đó, hình dạng đặc biệt của sinh vật lai đã thôi thúc các nhà khoa học lấy mẫu sinh thiết để phân tích. Sau khi kiểm tra gene, họ xác định nó là con lai cá heo - cá voi. Bố của sinh vật này có thể là cá heo răng nhám còn mẹ là cá voi đầu dưa, loài vật hiếm xuất hiện ở Hawaii.


Con lai (trước) bơi trên mặt nước. Ảnh: Cascadia Research Collective.

"Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ việc lai giống, khi dữ liệu gene của một loài được kết hợp với loài khác, có thể là một trong những yếu tố dẫn đến sự phân loại không chắc chắn ở cá heo. Trường hợp lần này đã củng cố thêm cho khả năng đó", Baird bổ sung.

Xác suất thấy sinh vật lai cá heo - cá voi lần thứ hai rất nhỏ, ông lưu ý. Tuy nhiên, nhóm nhà khoa học vẫn sẽ trở lại Kauai trong tháng tới để nghiên cứu thêm. "Nếu bắt gặp lần nữa, chúng tôi sẽ cố gắng lấy mẫu sinh thiết của con cá voi đầu dưa đi cùng cũng như ghi lại video và hình ảnh dưới nước để phân tích kỹ hơn", Baird chia sẻ.

VnExpress
Đăng ngày 30/07/2018
Thu Thảo
Sinh học
Bình luận
avatar

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 05:59 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 05:59 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 05:59 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 05:59 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 05:59 22/09/2024
Some text some message..