Phát triển khai thác thủy sản gắn với quản lý ATTP trên tàu

Ngành khai thác thủy sản của tỉnh đang phát triển nhanh, ngày càng có nhiều tàu cá công suất lớn bám biển dài ngày đồng nghĩa với việc sản phẩm khai thác được bảo quản trên tàu dài ngày trước khi vào bờ. Điều này đòi hỏi ngành khai thác thủy sản phải chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm ATVSTP để nâng cao chất lượng sản phẩm.

hầm bảo quản cá, quản lý ATTP trên tàu cá
Bảo quản cá trên tàu đúng quy trình và đảm bảo ATTP làm tăng giá trị sản phẩm khai thác. Hình minh họa

Số tàu cá trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 2.041 tàu, tăng 97 tàu so với năm 2015. Trong đó, loại từ 20CV đến dưới 90CV là 179 chiếc; loại từ 90CV trở lên là 585 chiếc. Hiện nay công tác kiểm tra, công nhận đủ điều kiện đảm bảo ATVSTP đối với tàu cá còn nhiều khó khăn.

Trao đổi với ngư dân các huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng được biết, theo thói quen việc bảo quản sản phẩm sau đánh bắt của tàu khai thác xa bờ là sau khi rửa sạch, để ráo nước sử dụng đá lạnh để bảo quản. Kết thúc mỗi chuyến biển, các tàu đều thực hiện tổng vệ sinh bằng nước biển. Ngoài ra, hầu hết tàu khai thác xa bờ hiện nay đều đóng bằng vỏ gỗ, vật liệu cách nhiệt của hầm bảo quản của các tàu chủ yếu làm từ xốp (bọt biển) ghép, chỉ có một số ít tàu được trang bị hầm xử lý bảo quản thủy sản hiện đại. Chính vì vậy rất khó để ngư dân giữ vệ sinh sạch sẽ, cách nhiệt hiệu quả cho hầm cá.

Phát triển khai thác thủy sản gắn với quản lý ATTP trên tàu

Hệ thống hầm lạnh bảo quản cá

Anh Nguyễn Văn Quảng, xã Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng) cho biết: “Ngư dân chúng tôi hầu hết ai cũng nhận thấy lợi ích thiết thực của những hầm bảo quản được làm bằng nguyên liệu hiện đại nhưng do giá cao nên các chủ tàu chưa đủ khả năng đầu tư”. Việc bảo quản các sản phẩm đánh bắt chủ yếu được các tàu sử dụng đá lạnh, nhưng trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, để duy trì được nhiệt độ bảo quản theo quy định thì các tàu phải tốn khá nhiều chi phí vận chuyển đá lạnh hoặc phải kết thúc chuyến biển sớm hơn mới đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhiều chủ tàu cá vì lợi ích trước mắt ham đánh bắt mà không chú ý đảm bảo đủ lượng đá bảo quản, kéo dài thời gian bám biển dẫn đến chất lượng sản phẩm bị giảm sút.

Để đảm bảo ATVSTP trên tàu cá, thời gian qua, Sở NN và PTNT cùng các cơ quan chức năng đã thường xuyên kiểm tra và lấy mẫu thủy sản khai thác trên tàu cá và ở các cơ sở thu mua cá để xét nghiệm chất lượng ATVSTP trên tàu cá, đồng thời nhằm phát hiện ngư dân có sử dụng các chất bảo quản bị cấm không để ngăn chặn. Sau khi lấy mẫu đi phân tích, đến nay chưa phát hiện trường hợp nào sử dụng các chất cấm để bảo quản sản phẩm trong quá trình đánh bắt.

Sở NN và PTNT thường xuyên nhắc nhở chủ các tàu thuyền nâng cao ý thức, trách nhiệm; khuyến khích, tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn ngân hàng để nâng cấp, cải tiến các thiết bị trên tàu, thuyền; phát triển các tàu dịch vụ để vận chuyển, cung ứng vật tư, nhiên liệu cũng như đưa sản phẩm vào đất liền, nhằm giúp ngư dân tăng thời gian bám biển và rút ngắn thời gian lưu giữ sản phẩm trên tàu. Bên cạnh đó, mỗi tàu cá đều xây dựng nội quy riêng về ATVSTP; phổ biến cho các thuyền viên về công tác vệ sinh, khử trùng thiết bị, sàn tàu, hầm chứa, dụng cụ chứa… sau mỗi chuyến đi biển; quy định rõ phương pháp, tần suất làm vệ sinh cho phù hợp với từng loại tàu cá và xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng thuyền viên với từng việc trên tàu. Đặc biệt, mỗi thành viên trên tàu phải nắm vững các biện pháp phòng tránh nhiễm bẩn hoặc làm hư hại đến thủy sản trong quá trình tiếp nhận, xử lý, chế biến, bảo quản, bốc dỡ và vận chuyển. Việc bốc dỡ và vận chuyển thủy sản lên bờ phải tiến hành cẩn thận và nhanh chóng, không làm thủy sản bị dập nát hay bị nhiễm bẩn trong quá trình thao tác. Sau khi dỡ hàng, bề mặt của khoang chứa, dụng cụ chứa, sàn tàu phải được vệ sinh và khử trùng cẩn thận. Khoang chứa sau khi làm vệ sinh phải được thông gió tốt. Các dụng cụ chứa phải được kê xếp gọn gàng, để nơi khô ráo, thoáng khí. Nước đá đã sử dụng trong bảo quản thủy sản không được sử dụng lại. Ngoài ra, Sở NN và PTNT cũng tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về ATVSTP trên tàu cá nói riêng và trong lĩnh vực thủy sản nói chung; khuyến khích ngư dân đánh bắt vùng biển xa thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để tương trợ nhau trong quá trình đánh bắt cũng như bảo quản sản phẩm; khuyến khích ngư dân, doanh nghiệp đóng mới các tàu dịch vụ có đầy đủ điều kiện bảo quản thủy sản sau khai thác đảm bảo chất lượng ATVSTP.

Việc quản lý và kiểm soát chặt chẽ ATVSTP trên tàu cá mới đảm bảo an toàn chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở thu mua, chế biến, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm thực sự đạt chất lượng, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho thủy sản, tạo việc làm cho nhiều người lao động.

Báo Nam Định
Đăng ngày 03/07/2017
Thanh Hoa
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:40 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:40 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:40 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:40 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:40 22/09/2024
Some text some message..