Phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng tự phát: Sông Trường Giang biến dạng, ô nhiễm

Chưa bao giờ phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát rộ lên mạnh mẽ như thời gian gần đây. Trong khi việc kiểm soát của địa phương, ngành chức năng còn nhiều khó khăn, sông Trường Giang tiếp tục gồng mình với tình trạng rút ruột và xả thải.

hút cát nuôi tôm
Hút cát từ lòng sông để xây dựng ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.

Rút ruột lòng sông

Dọc vùng ven biển từ Thăng Bình đến Núi Thành (Quảng Nam), những cánh đồng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát cứ nối tiếp nhau, ngày càng mở rộng ra, trống hoác cây cối. Nổi trên những đụn cát trắng ven biển là từng ô vuông đen kịt của nhiều tấm bạt lót chứa nước, tạo thành những ao nuôi tôm. Dải đất này vốn rất hẹp, có đoạn sông và biển chỉ cách nhau vài trăm mét, nhìn thấu chân sóng.

Tại các xã Bình Hải (Thăng Bình), Tam Tiến, Tam Hòa (Núi Thành), để có đất mở rộng ao nuôi, gần đây nhiều người còn đào cả vườn nhà, be bờ chứa nước nuôi tôm. Nhiều diện tích nuôi tôm vùng triều ven sông Trường Giang xưa kia cũng được người dân cải tạo lại, hút cát từ lòng sông lấp ao nuôi cũ, san ủi, lót bạt để nuôi tôm chân trắng trên cát. Sông Trường Giang lại một lần nữa phải gồng mình, bị rút ruột, đào bới và trở thành túi chứa nước thải khổng lồ.

Anh Bùi Ngọc Duy (thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến) có gần 1.000m2 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát nằm sát sông Trường Giang. Anh cho biết ao này trước đây nuôi tôm sú, lấy nước sông vào ao là thả nuôi. Một năm nhiều lắm nuôi chỉ được 2 vụ, mùa đông không thả tôm vì sợ ngập lụt. Vài năm trước ao nuôi này bỏ hoang vì nhiều vụ liên tiếp tôm bị dịch bệnh, thua lỗ. Gần đây, để có đất thả nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, gia đình đã đầu tư hàng trăm triệu đồng, hút hàng nghìn khối cát từ lòng sông xây dựng ao nuôi. Mấy vụ vừa rồi ao của anh Duy luôn có lãi. Điều anh lo lúc này là tình trạng sạt lở bờ sông, nguy cơ vỡ bờ ao. Đoạn sông này đã bị thu hẹp bởi tình trạng lấn sông xây dựng công trình ao nuôi tôm, dòng nước chảy xiết gây nguy cơ sạt lở. Anh Duy phải dùng những tấm tôn xi măng chắn cát bờ ao, hạn chế sóng đánh vào bờ.

Ven sông Trường Giang đoạn qua xã Tam Tiến, Tam Hòa dày đặc ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát. Đây là 2 địa phương có diện tích ao phát triển rầm rộ trong thời gian gần đây. Người dân cho biết, nhiều đoạn đáy sông không còn cát để hút mà chỉ toàn bùn. Tại xã Tam Tiến, chúng tôi chứng kiến cảnh để xây dựng ao, nhiều người phải dùng hàng trăm mét ống nối với tàu cuốc có máy hút công suất lớn, “mượn” đất ở nhiều đoạn sông khác lấp vào. Chị Nguyễn Thị Chung (một người dân sống ở ven sông Trường Giang đoạn qua xã Tam Tiến) cho biết: “Trước đây sông Trường Giang đã bị lấn ra nhiều để mở rộng ao nuôi vùng triều rồi, chừ tiếp tục bị ao nuôi tôm chân trắng trên cát lấn nữa. Nhưng lần này thì nặng hơn, sông vừa bị lấn vừa bị hút hết cát, dễ gây thay đổi dòng chảy, xói lở”.

Hứng nước thải

Do phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tự phát, ồ ạt chạy theo lợi nhuận, phần vì thiếu quỹ đất, vốn đầu tư nên hầu như người nuôi không đầu tư ao xử lý nước thải. Dải đất ven biển từ Thăng Bình đến Núi Thành “mọc” lên nhiều cánh đồng tôm sát biển hoặc ven sông, hút nước biển trộn lẫn với nước ngọt thả nuôi và xả thải ra sông hoặc biển. Nếu như các cánh đồng tôm ở thôn Kỳ Trân (xã Bình Hải) xả thẳng ra biển hằng ngày thì tại vùng Tam Tiến, Tam Hòa người nuôi chủ yếu xả ra sông vì công trình ao nuôi khu vực này nằm cách biển khá xa. Tuy nhiên, đến nay ngành chức năng, chính quyền địa phương chưa tổ chức kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn.

nguy cơ vỡ bờ
Ao tôm của anh Bùi Ngọc Duy (thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến) sát sông Trường Giang có nguy cơ vỡ bờ. Ảnh: PHƯỚC AN

Nhiều người dân sống dọc sông Trường Giang thuộc các xã Tam Tiến, Tam Hòa tỏ ra bức xúc khi hằng ngày phải chứng kiến cảnh hàng loạt miệng cống vô tư xả nước thải từ quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ra sông. Nước thải từ quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng là “hợp chất” của nhiều loại thuốc hóa học, cặn bã từ thức ăn cho tôm… Do phải hứng nước thải lâu ngày, nhiều đoạn sông Trường Giang bị ô nhiễm nặng. Tại khu vực Cửa Lở (thôn Long Thạnh, xã Tam Tiến) chúng tôi chứng kiến chất thải nuôi tôm ứ đọng lại, hình thành một lớp cặn bã dày, tơi xốp ven bờ. Dọc sông Trường Giang qua xã Tam Hòa, Tam Tiến, Tam Xuân 1, Tam Anh Bắc (huyện Núi Thành)… nhiều đoạn lâu nay vốn là những bến sông thơ mộng, chỗ để neo đậu ghe thuyền, nghỉ ngơi của ngư dân thì nay nhiều điểm trở thành những ao chứa nước thải. Nhiều người thậm chí bất đắc dĩ mới lội xuống nước sông vì sợ ngứa ngáy. Bà Nguyễn Thị Nga (thôn Tân Bình Trung, xã Tam Tiến), một người gắn bó với nghề mò cua bắt ốc trên các cồn bãi trên sông Trường Giang, nói: “Chừ còn rất ít bãi bờ cho con cua, con ốc sinh sản. Nước sông cũng ô nhiễm, chỉ có mấy con dộp dộp là phát triển vì ưa các chất thải từ nuôi tôm, còn cua cá, tôm… vắng dần. Mỗi lần ra sông mò ốc là tối tôi về gãi cả đêm”.

Sông Trường Giang vốn đã bị thu hẹp dòng chảy, điểm “thắt nút cổ chai” là chiếc cống Cổ Linh (ở thôn Cổ Linh, xã Bình Sa, Thăng Bình) lâu nay chặn dòng, chia sông là 2 khu vực (phía bắc chảy về Cửa Đại, phía nam ra cửa An Hòa). Trước đây, cũng vì con tôm sú mà nhiều cánh rừng ngập mặn ven sông Trường Giang bị đốn hạ; sông từng bị bóp dòng chảy, băm nát, giờ đây lại phải gồng gánh thêm chất thải từ quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng nên đang “chết” dần…

Cấp bách xử lý vi phạm trong nuôi tôm lót bạt trên cát

Để chấn chỉnh tình hình các địa phương xây dựng ao nuôi tôm bừa bãi gây hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, hôm qua 18.11, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành công điện yêu cầu khẩn trương triển khai một số biện pháp cấp bách tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong nuôi tôm lót bạt trên vùng cát ven biển Quảng Nam.

Theo đó, nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành vi chặt phá cây phi lao và các loại cây trồng khác ven biển, chuyển đổi đất vườn, đất ở để san ủi, đào ao lót bạt nuôi tôm. Địa phương nào không kiên quyết xử lý ngăn chặn để phát sinh diện tích ao nuôi mới thì chủ tịch UBND cấp huyện, xã nơi đó chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra việc cấp phép, xử lý tịch thu các loại xe ủi, xe múc đang hoạt động hoặc di chuyển vào địa bàn các xã trên để san ủi làm ao nuôi tôm. Tạm ngừng cung cấp điện cho các hộ nuôi tôm trái phép dọc đường Thanh niên ven biển thuộc địa bàn các xã Bình Hải, Bình Nam (huyện Thăng Bình), Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Hải (huyện Núi Thành) và các hộ nuôi tôm tại Bãi Nờm xã Tam Hải. Kể từ ngày 1.1.2014, Công ty Điện lực Quảng Nam chỉ cấp điện cho các hộ có phương án kỹ thuật nuôi và xử lý môi trường đối với các ao nuôi lót bạt đã được Sở NN&PTNT thẩm định. Xử lý vi phạm và lập thủ tục đình chỉ ngay đối với các chủ hộ nuôi tôm trái phép, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xả thải không qua xử lý ra môi trường theo đúng các quy định hiện hành.

Báo Quảng Nam, 19/11/2013
Đăng ngày 20/11/2013
Đông Phương - Phước An
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 01:23 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 01:23 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 01:23 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 01:23 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 01:23 23/09/2024
Some text some message..