Phòng và trị một số bệnh thường gặp trên cá rô phi

Nuôi cá rô phi đem lại nguồn kinh tế ổn định cho người dân. Vì vậy, để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh trên cá một cách chính xác nhất là điều mà mỗi hộ nuôi cần nên đặc biệt chú ý.

Cá rô phi
Cá rô phi

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 

Cải tạo ao triệt để trước khi thả cá giống.  

Con giống phải đảm bảo quy cỡ, chất lượng.  

Mật độ nuôi phù hợp với điều kiện từng ao và chế độ quản lý chăm sóc. Giữ môi trường nước luôn sạch.  

Cho cá ăn đủ chất đủ lượng để có sức khoẻ kháng bệnh. 

Trước khi thả giống nên tắm cho cá giống bằng nước muối nồng độ 2 - 3%, hoặc dùng thuốc tím (KMnO4) nồng độ từ 10 – 15 g/m3. Thời gian tắm trong 5 - 10 phút. 

Không sử dụng các loại thức ăn bị nấm mốc, kém chất lượng... Bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá, liều lượng 2 – 3 g Vitamin C/1kg thức ăn. 

Định kỳ 2 tuần tạt nước vôi hoà loãng xuống ao nuôi để khử trùng và kiềm hóa môi trường nước, liều lượng 2 kg/100 m3 nước. 

Thường xuyên theo dõi, ghi chép lưu trữ các yếu tố môi trường của ao nuôi hàng ngày. 

Cơ sở nuôi phải lập, cập nhật và lưu trữ hồ sơ liên quan đến quản lý sức khỏe cá: Không chuyển cá bị bệnh từ ao này sang ao khác, từ nơi này sang nơi khác trong thời gian bị bệnh; không xả nước ao cá bị bệnh ra môi trường khi chưa xử lý. 

Khi phát hiện cá bị bệnh phải thực hiện biện pháp cách ly, ngăn chặn sự lây nhiễm bệnh. 

Phòng và trị một số bệnh thường gặp 

Bệnh do Tilapia Lake Virus (TiLV)

Tác nhân gây bệnh: Bệnh do Tilapia Lake Virus (TiLV) gây ra ở các loài cá rô phi. 

Phân bố và lan truyền: 

  • Virus TiLV gây bệnh ở tất cả các vùng nuôi cá rô phi và các loài cá rô phi tự nhiên. 
  • Bệnh xuất hiện ở mọi giai đoạn, chủ yếu tập trung ở cá giống. Tỷ lệ chết có thể lên tới 90% trong một tháng sau thả. 

Chẩn đoán bệnh:

  • Cá có biểu hiện chán ăn, tập trung gần bờ, màu sắc cơ thể nhợt nhạt, bơi lờ đờ. 
  • Trên cơ thể cá có hiện tượng lở loét; mang tái nhợt; mắt bị teo lại hoặc lồi ra; xoang bụng và hậu môn phình to; vảy bong tróc; đuôi bị ăn mòn. 
  • Xét nghiệm PCR, RT-PCR. 

Bệnh trên cá rô phiVirus TiLV gây bệnh ở tất cả các vùng nuôi cá rô phi và các loài cá rô phi tự nhiên.

Phòng và trị bệnh: 

  •  Đối với nuôi cá rô phi trong ao: Bệnh chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả, yêu cầu thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp: 

Ao được phơi khô, rải vôi với liều lượng 100 - 120 kg/1.000 m2

Nguồn nước cấp vào ao được lọc qua túi lọc để loại bỏ địch hại và mầm bệnh. 

Sử dụng chế phẩm sinh học gây màu nước ao tạo thức ăn tự nhiên trước khi thả giống 3 - 5 ngày; Định kỳ dùng chế phẩm sinh học, khoảng 10 – 15 ngày dùng 1 lần. 

Cá giống mạnh, đồng đều, không bị trầy xước, có nguồn gốc rõ ràng.  khỏe) Cho cá ăn tuân thủ nguyên tắc “3 xem” và “4 định". 

Bổ sung các loại vitamin C, B1, men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho cá. 

  • Đối với nuôi cá rô phi trong lồng bè: 

Lồng bè đảm bảo chắc chắn, vệ sinh sạch sẽ, nước lưu thông tốt trong và ngoài lồng. 

Bệnh viêm ruột 

Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Gram âm. 

Phân bố và lan truyền: Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam. 

Chẩn đoán bệnh: 

  • Dựa vào dấu hiệu bên ngoài và các triệu chứng bệnh tích: Da xuất huyết; xoang bụng sưng to, các cơ quan nội tạng bị xuất huyết và viêm nhũn (dịch hoá), ruột viêm và chứa đầy hơi. 
  • Phương pháp thử kháng sinh đồ. 

Cá rô phi bệnhBệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân, mùa thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam.

Phòng và trị bệnh: 

  • Phòng bệnh: Tiến hành biện pháp phòng bệnh tổng hợp. 
  • Trị bệnh: Dừng không cho cá ăn; thay trên 1/2 nước trong ao, treo túi vôi tại các góc ao hoặc góc lồng. Sau khi nguồn nước đảm bảo theo yêu cầu, tiến hành cho cá ăn thức ăn trộn các loại thuốc sau: 

+ Dùng oxytetracycline liều lượng 4 – 5 gam kết hợp thêm vitamin C với liều lượng 1 gam cho 100 kg cá/ngày. 

+ Dùng chế phẩm chiết xuất từ tỏi với liều lượng 1 lít/1.000 kg cá/ngày. 

Lưu ý: Cho cá ăn từ từ, cá ăn gần hết mới tiếp tục cho cá ăn để hạn chế lượng thuốc thất thoát ra ngoài. Cho ăn liên tục trong 7 ngày. 

Đăng ngày 31/10/2023
NTN @ntn
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:17 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:17 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:17 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:17 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:17 19/09/2024
Some text some message..