Phu cá Đà Nẵng tất bật ngày cận Tết

Những ngày cận Tết, “phi đội” phu cá nơi âu thuyền chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) vẫn tất bật mưu sinh để kiếm chút tiền về sắm Tết.

chợ lao động
Chợ lao động nơi bến cá ngày cận Tết

0 giờ đêm, mặc cái se lạnh cuối năm, cảng cá hoạt động. Vài tàu thuyền cập bờ, những phu cá nhanh nhẹn, tất bật bắt tay vào công việc.

Gọi là “chợ người” vì họ bán cái duy nhất là sức khỏe, những đòn quang gánh cá của mình. Chẳng ai nhớ cái nghề này thịnh hành từ lúc nào. Chỉ biết theo quy luật cung-cầu, cánh tư thương, đầu nậu cần có một loại hình vận chuyển cá từ chợ ra chỗ tập trung, hoặc từ ghe thuyền lên chợ. Thế là cánh phu cá ra đời. Tất thảy đều là phụ nữ.

60 tuổi, cụ Nguyễn Thị Giá (quê Quế Sơn, Quảng Nam) vớ vội quang gánh bắt đầu công việc. Dáng người gầy nhòm nhưng cụ Giá tỏ ra khá rắn rỏi, gánh trên vai những chậu cá nặng trĩu.

Ngày nào cũng thế, cụ Giá thức dậy 0 giờ, cùng các “đồng nghiệp” tập kết bết cá. Tùy theo chủ hàng thuê, mỗi gánh hàng là những sọt cá nặng nhé, vận chuyển trên quãng đường vài trăm mét.

Thấm thoát, cụ Giá có gần nửa đời người gắn cá với bến cá. Con cụ, chị Hồ Thị Xuân Thu (30 tuổi), cũng nối nghiệp mẹ mưu sinh nơi chợ cá lớn nhất Đà Nẵng. Chị Thu bảo: ngày nào “chạy” tốt kiếm được hơn trăm bạc, ngày ế thì vài chục nghìn. Có khi chẳng đủ bữa ăn sáng.

Theo các “phu cá”, ngày càng nhiều người thất nghiệp dạt về bến cá. Lúc cao điểm có vài trăm người. Cận Tết tàu cá về ít, hàng gánh giảm, ai cũng nhìn nhau ngán ngẩm.

“Nhắc đến Tết mà sợ, năm ngoái còn dành dụm được chút đỉnh, năm nay bạn hàng, đầu nậu cũng gặp khó huống chi là nghề mình”, cụ Học, một trong những phu cá nói.

Giữa cao điểm chuyển hàng, nhiều quang gánh phải để không bên hành lang. Không ít phu cá ế hàng vì không được mua “sức gánh”. Bà Trần Nêm (57 tuổi, trú Thọ Quang, Sơn Trà), một trong ít phu cá bản địa còn sót lại, ngán ngẩm: chưa năm nào dịp cuối năm lại ít cá như năm nay. Tàu thuyền về ít, sản lượng giảm, chẳng mấy ai thuê mướn, trong khi người gánh cá nhiều hơn... cả cá. Hàng chục năm gánh cá mưu sinh, bà Nêm từng nhiều lần chuyển nghề, sang bán nước mía, xôi chè nhưng rồi phải quay lại cùng bến cá.

“Làm gì cũng khó khăn cả nhưng gánh cá ít vốn hơn, không sợ bị thua lỗ”, bà Nêm nói. Ngày trước giới phu cá chủ yếu người Đà Nẵng, nay đủ cả người Huế, Quảng Nam.

Gánh cá, “gánh” con vào đại học

Cô Nguyễn Thị Hạnh (48 tuổi, Bình Chánh, Thăng Bình, Quảng Nam) ngồi bậc tam cấp góc chợ, ngửa nón đổ mớ tiền lẻ trong túi, cẩn thận xếp lại từng đồng. 8 tiếng đồng hồ mưu sinh, cô Hạnh nhẩm đếm số tiền 110.000 đồng.

“Hôm nay may mà toàn mối quen, không thì giống như mấy chị bạn chỉ được vài chục nghìn”, cô Hạnh nói. Chồng mất vì bạo bệnh hơn chục năm nay, một mình cố Hạnh gồng gánh 2 con dại. Nhà làm nông, cô Hạnh tranh thủ nuôi heo. Đang đến độ xuất chuồng, heo đổ bệnh tai xanh. Mất trắng, nợ nần, cô Hạnh dạt ra bến cá kiếm sống. Con trai lớn Lê Đức Trí từng phải gửi nuôi ở Làng trẻ Hi vọng S.O.S (Đà Nẵng).

Giọng cô chớm vui: sáng nay, con nó nó hẹn xuống lấy tiền đóng học phí để chuẩn bị về nghỉ Tết. Nhà nghèo, nhưng Trí gắng học, đỗ năm đầu ngành Kỹ thuật ô tô (ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Đời mình khổ rồi, chỉ mong con có cái chữ là vui.

Từ ngày con nhập học, toàn bộ số tiền dành dụm từ cảng cá, cô Hạnh chắt chiu cho con ăn học. Cô Hạnh tự hào: suốt các năm phổ thông cháu đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nếu ba cháu còn, chắc cháu bớt cơ cực hơn. Tết này hết tiền sắm Tết nhưng niềm vui là thấy con được học hành, đúng nguyện vọng.

Cùng cảnh ngộ, cô Trần Hoài (49 tuổi, quê Thăng Bình), có con gái đang theo học năm 2 ĐH Kinh tế Đà Nẵng. “Con cái thấy mình vất vả, gắng học để không phụ lòng bố mẹ là vui rồi. Mình vất vả thêm chút cũng không sao. Mong cuối năm, tàu thuyền về nhiều nhiều chút, để có thêm chút đỉnh mua cho các con cái áo mới, du xuân”, cô Hoài bộc bạch.

Báo Tiền Phong, 29/01/2014
Đăng ngày 01/02/2014
Nguyễn Huy
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:17 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:17 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:17 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:17 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:17 22/09/2024
Some text some message..