Phụ gia mới giúp tôm chống chọi lại bệnh chết sớm

Báo cáo gần đây cung cấp một loại nguyên liệu mới bổ sung vào thức ăn giúp tăng cường khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng đối với hội chứng chết sớm thông qua tăng cường biểu hiện các gen quy định quá trình miễn dịch của tôm

Phụ gia mới giúp tôm chống chọi lại bệnh chết sớm
5-aminolevulinic acid. Ảnh: Internet

Với sự xuất hiện của một số bệnh truyền nhiễm trong nuôi tôm đang gây nên những thiêt hại to lớn cho các vùng nuôi tôm trên toàn thế giới. Vì vậy, sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng phụ gia thức ăn để tăng cường khả năng miễn dịch của tôm như một biện pháp hứa hẹn.

5-aminolevulinic acid (5-ALA), một amno acid không chứa protein đóng vai trò hạn chế tốc độ trong quá trình sinh tổng hợp heme, đã nhận được sự chú ý về tác dụng tích cực của nó đối với khả năng miễn dịch trên động vật nuôi. Đây là một amino acid không chứa protein nội sinh, là hợp chất đầu tiên trong con đường tổng hợp porphyrin, con đường dẫn đến heme ở động vật có vú và chất diệp lục trong thực vật. Những nguyên liệu sinh học then chốt cho sản xuất 5-aminolevulinic acid là sinh khối, bã mía, phân chuồng và phế thải của các nhà máy bia...do đó đây là nguyên liệu tiềm năng dễ tìm và có khả năng ứng dụng cao.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy 5-Aminolevulinic acid khi bổ sung vào thức ăn của cá hồi giúp cá cải thiện tốc độ tăng trưởng (Haran, 2008). Và trong thực tế nguyên liệu này đã được các nhà nghiên cứu và áp dụng tại các vùng nuôi cá tại Châu Mỹ. Một số dự án đề xuất sử dụng chúng vào tôm nuôi tại Đông Nam Á nhưng đang trong quá trình thử nghiệm. 

Để đánh giá hiệu quả của 5-Aminolevulinic acid (5-ALA) đối với tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích chuyên sâu ở mức độ phân tử, gây nhiễm thực nghiệm bằng cách ngâm tôm vào nước chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, sau đó đánh giá mức năng lượng ATP, phân tích biểu hiện gen của một số hemoprotein và gen liên quan đến quá trình tổng hợp trong máu tôm. 

Kết quả cho thấy trong số 15,745 gen trên cá thể tôm được gây nhiễm bệnh thực nghiệm thì có 101 gen trên gan tụy biểu hiện kháng bệnh mạnh hơn gấp bốn lần (p <0,05) ở các nhóm tôm cho ăn bổ sung 5-ALA so với nhóm đối chứng. Việc bổ sung 5-ALA đã điều chỉnh 99 gen rất mạnh trong số 101 gen, 41 gen liên quan đến miễn dịch và bảo vệ dựa trên sự tương đồng các chuỗi polypetide.

So với nhóm đối chứng, nhóm bổ sung 5-ALA có tỉ lệ sống của tôm cao hơn đáng kể trong thử nghiệm thách thức với mầm bệnh, mức độ tổng hợp porphobilinogen, ferrochelatase, catalase, thụ thể hạt nhân E75, và heme oxygenase-1 và mức ATP cao hơn đáng kể. Điều này chứng tỏ khi được cho ăn bổ sung 5-ALA đã cải thiện một cách đáng kể hệ miễn dịch của tôm và tăng cường năng lượng hoạt động của chúng.


Những phát hiện này cho thấy chế độ ăn 5-ALA như một chất phụ gia đã giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ L. vannamei với vi khuẩn V. parahaemolyticus thông qua các gen liên quan đến miễn dịch và bảo vệ cơ thể, và đồng thời giúp tăng cường năng lượng trao đổi chất.

Báo cáo đã cung cấp một nguyên liệu mới sản xuất từ những vật liệu sẵn có giúp nâng cao sức khỏe của tôm nuôi, cần nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ mức độ sử dụng 5-Aminolevulinic acid trong nuôi tôm để có được liều lượng bổ sung một cách chính xác. 

Đăng ngày 07/09/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu
Bình luận
avatar

Sử dụng dầu ấu trùng cho tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, nguyên liệu chính làm nguồn chất béo trong thức ăn của tôm là dầu cá. Sự sẵn có của dầu cá đã giảm do nhu cầu thị trường cao và sự cạnh tranh đến từ các ngành công nghiệp khác.

Ấu trùng
• 12:01 01/07/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 09:37 26/06/2024

Acid hữu cơ: Có nên sử dụng cho tôm mỗi ngày?

Tình trạng gia tăng các hoạt động nuôi trồng thủy sản khiến dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Do đó, việc bổ sung acid hữu cơ được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa dịch bệnh, thúc đẩy tăng trưởng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và có tiềm năng thay thế cho sử dụng kháng sinh.

Tôm thẻ
• 10:43 10/06/2024

Protein thủy phân nguồn dinh dưỡng cho tôm

Hiện nay, protein thủy phân (protein hydrolysate), hay đạm thủy phân từ phụ phẩm chế biến, giết mổ… được coi là nguyên liệu chức năng (functional ingredients) là một trong những sản phẩm chế biến sâu có hàm lượng kỹ thuật cao nhất trong số các sản phẩm được tạo ra để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Tôm thẻ
• 10:50 06/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:39 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:39 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:39 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:39 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:39 21/09/2024
Some text some message..