Phú Yên: Mô hình khuyến nông đồng hành cùng nuôi tôm bền vững

Để thực hiện tốt nhiệm vụ khuyến nông, góp phần giảm bớt những lo toan đang đè nặng trên đôi vai người nông dân, từng bước phát triển ổn định nghề nuôi tôm, trong các năm qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Phú Yên đã thực hiện nhiều mô hình, sáng kiến đạt hiệu quả cao, bền vững.

Phú Yên: Mô hình khuyến nông đồng hành cùng nuôi tôm bền vững
Ao nuôi tôm chân trắng theo công nghệ biofloc ở thị xã Sông Cầu

Cụ thể:

- Năm 2008 – 2009, khuyến nông tỉnh Phú Yên thực hiện sáng kiến: “Giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm nước lợ”. Nội dung của sáng kiến là gây màu nước, ổn định tảo bằng phân trùn; cho tôm ăn “thức ăn + dịch trùn” nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng như đạm, acid amin, các vi khuẩn có lợi, vitamin, các nguyên tố vi lượng Zn, Selenium… , qua đó tăng sức đề kháng, phòng trừ dịch bệnh trên tôm nuôi. Sáng kiến áp dụng vào thực tế sản xuất thông qua các mô hình tại các vùng nuôi của thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An, TP Tuy Hòa, huyện Đông Hòa đạt hiệu quả cao, ổn định, lãi 259,75 triệu đồng/6 hộ/vụ. Người dân rất phấn khởi trước kết quả đạt được. Sáng kiến được tặng thưởng giải Ba tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần III (2008 – 2009).

- Năm 2009 – 2010, để ngăn chặn tình trạng môi trường ngày càng xuống cấp, ô nhiễm, khuyến nông Phú Yên tiếp tục thực hiện sáng kiến: “E.M Trùn – Giải pháp bù đắp sinh học để phát triển nuôi tôm bền vững”, áp dụng vào thực tế sản xuất thông qua các mô hình nuôi tôm hùm tại Vũng Rô, nuôi tôm chân trắng ở các vùng nuôi huyện Đông Hòa, TP Tuy Hòa. Các mô hình đạt hiệu quả cao, bền vững. Tôm chân trắng cho lãi 244 triệu đồng/3 hộ/vụ. Tôm hùm cho lãi 500 triệu đồng/1 hộ/vụ. Sáng kiến đã giúp người dân mở rộng, thực hiện có hiệu quả trên các đối tượng nuôi nước mặn (tôm hùm); nước lợ (tôm sú, tôm chân trắng), đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần IV (2010–2011), vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động Sáng tạo.

- Năm 2012, để khống chế, ngăn chặn dịch bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi, khuyến nông tỉnh thực hiện sáng kiến “Nuôi tôm nước lợ kết hợp cá rô phi (luân canh, xen canh)” áp dụng vào thực tế sản xuất đạt hiệu quả cao, ổn định. Sáng kiến thực hiện thông qua mô hình tại hộ ông Nguyễn Hải – phường Phú Đông, TP Tuy Hòa trong 2 năm. Vụ 2 năm 2012 nuôi cá rô phi lãi 60 triệu đồng/ha/vụ cùng với việc cải tạo, làm sạch môi trường ao nuôi. Vụ 1 năm 2013 nuôi tôm chân trắng giúp môi trường trong sạch, tôm khỏe mạnh, phát triển tốt, lãi 600 triệu đồng/ha/vụ. Các đối tượng nuôi đều không bị dịch bệnh nên người dân rất phấn khởi trước kết quả đạt được. Với kết quả trên, sáng kiến đạt giải Khuyến khích Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần V (2012 – 2013).

- Năm 2014, do môi trường ngày càng xuống cấp, ý thức quản lý cộng đồng vùng nuôi của một số bà con còn thấp, dịch bệnh vẫn còn xảy ra, những cán bộ khuyến nông tiếp tục đầu tư, nghiên cứu thực hiện công nghệ mới, giải pháp: “Kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc” áp dụng tại các mô hình nuôi tôm của hộ Lê Thanh Hải (huyện Đông Hòa), hộ Trần Văn Sinh (TP Tuy Hòa), hộ Huỳnh Xuân Sỹ (huyện Tuy An). Mo hình cho lãi 1.491.000.000 đồng/3 hộ/vụ. Sáng kiến đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần VI (2014 – 2015), vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động Sáng tạo.

- Năm 2016, khi người dân đã thực hiện thành công công nghệ Semi Biofloc, đã quen dần với các yêu cầu rất khác của công nghệ mới “công nghệ Biofloc” so với công nghệ cũ, khuyến nông Phú Yên tập trung thực hiện sáng kiến: “Ứng dụng E.M Trùn vào nuôi tôm theo công nghệ Biofloc thay thế công nghệ nuôi truyền thống”. Giải pháp này được áp dụng tại các ao nuôi tôm của hộ Phan Văn Đoàn ở xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu và hộ ông Nguyễn Văn An ở xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu. Mô hình cho lãi 1.350.000.000 đồng/2 hộ/vụ. Giải pháp được Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên công nhận sáng kiến năm 2016, vinh dự đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần VII (2016 – 2017).

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà hệ thống khuyến nông Phú Yên thực hiện trong thời gian qua đã giúp người nuôi tôm thu lợi nhuận, hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi, đồng thời góp phần cải tạo môi trường. Đây là một trong các giải pháp tốt nhất để nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh nhà phát triển bền vững.

TTKNQG
Đăng ngày 05/12/2017
Huỳnh Văn Vũ
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 07:08 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:08 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 07:08 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 07:08 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 07:08 21/09/2024
Some text some message..