“Quái ngư” trên dòng Mê Kông

Các loài cá tra dầu,cá hô… khổng lồ của dòng sông Mê Kông đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng do tình trạng đánh bắt quá mức của người dân.

ca tra dau 86 kg
Con cá tra dầu nặng 86 kg được ngư dân H.An Phú đánh bắt cách đây vài tháng - Ảnh: Trường An

Nơi trú ngụ của “quái ngư”

Sông Vàm Nao chảy qua H.Phú Tân (An Giang) là nơi sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt quý hiếm. Đây là những loài cá có kích thước to lớn mà ngư dân thường gọi là “quái ngư”. Ngư dân nơi đây kể rằng, khoảng 20 năm về trước, khúc sông này còn có cả cá nược (cá heo), cá đao, cá đuối…  Thế nhưng những loài cá này đã đi vào quá khứ do bị người dân khai thác triệt để. Hiện tại, sông Vàm Nao chỉ còn loài cá hô và cá tra dầu “khủng”, nhưng đang ngày càng hiếm dần. Thỉnh thoảng, ngư dân mới “săn” dính những con cá hô nặng khoảng 100-160 kg, bán lại cho nhà hàng với giá từ 1- 1,2 triệu đồng/kg.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Tám Trăn (73 tuổi) - một ngư dân chuyên sống bằng nghề đánh lưới cá bông lau, cá hô nay đã giải nghệ. Ông Trăn kể: Hồi đó, sông Vàm Nao nhỏ, bề ngang chỉ bằng con lạch, một bên là cù lao Ông Chưởng, một bên là H.Phú Tân. Vào mùa lũ, con nước từ thượng nguồn đổ về mạnh làm xói lở bên phía cù lao, khúc sông ngày càng rộng ra và chảy xiết nên con sông có chiều dài khoảng 6 km, bề ngang gần 1 km, chỗ sâu nhất khoảng 30 m. Hằng ngày, lục bình cứ tấp vào mé nên cá ở nhiều. Theo quy luật tự nhiên, hễ có cá nhỏ trú ngụ thì có cá lớn đi theo tìm thức ăn. Do đó, khúc sông này có cá nhiều; đặc biệt là cá hô đất, cá hô hoa cà…

Nguy cơ cạn kiệt

Ông Trăn cho biết đời ông cũng chỉ một lần được chạm mặt và “chiến đấu” con cá hô đất nặng hơn 160 kg vào năm 24 tuổi. Trong một lần thả lưới trên sông Vàm Nao, ông thấy một con cá hô đất rất to đang ngoi lên giữa sông ngớp một luồng hơi mạnh. Ngày hôm sau, ông đan lưới lại cho thật chắc, rồi đem ra thả ngay khúc sông đó. Nhưng đợi hoài vẫn không dính bởi cá hô là loài rất khôn, giăng lưới vào ban ngày khó mà bắt được. “Đến ngày thứ ba, tôi chuyển sang thả lưới ban đêm. Ngay đêm đó, con cá bị dính lưới, giãy ầm ầm. Khi kéo lên nó quật mạnh dữ lắm, tôi phải nhanh tay quấn lưới chịu vào xuồng, vậy mà con cá vẫn kéo chiếc xuồng ra tận giữa sông. Tới lúc đó, cá hô đã thấm mệt nên tôi quấn gọn tấm lưới vào mũi xuồng rồi từ từ dong vào bờ”, ông Trăn kể lại.

ca tra dau co lon
Nhiều người hiếu kỳ kéo đến xem con cá tra dầu “khủng” - Ảnh: Trường An

Cách đây không lâu, 2 ông Lê Văn Tư và Nguyễn Văn Đũa (cùng ngụ xã Quốc Thái, H.An Phú) đánh lưới nèm bắt gọn 2 con cá tra dầu “khủng” trên sông Hậu. Ông Tư kể hôm đó, khoảng 5 giờ sáng, thấy con nước đầu nguồn chảy nhè nhẹ, ông mới tập hợp 10 anh em trong xóm chạy ghe đi bủa lưới; chủ yếu là kiếm cá kết, cá trèn… Khi đến đầu bến đò Cây Me, 2 chiếc ghe đang chạy song song kéo lưới thì bỗng dưng giềng lưới bị giựt phăng phăng và ghì lại, ông và mọi người hoảng hồn vì biết là dính “quái ngư”. Ông cố gắng chạy máy hết tốc độ để ốp lưới vào mé sông. Lúc này, anh em bắt đầu bóp chì khẩn trương kéo lưới vì sợ sổng mất cá. Sau vài phút vật lộn với “quái ngư”, nhóm của ông đã tóm gọn được nó. Khoang ghe quá nhỏ, không tài nào để con cá vào vừa nên ông dùng dây vàm, buộc chặt đuôi và đầu mới đưa được con cá vào bờ.

Hơn 20 năm làm nghề đánh lưới nèm, ông Tư cho biết, đoạn sông Vàm Nao bị “bóp hẹp” và lòng sông có nhiều luồng lạch nên cá đi nhiều. Nghề này được ông học từ thời còn cùng cha mẹ lênh đênh trên Biển Hồ ở nước bạn Campuchia. Ông nói hồi ở Biển Hồ, đã một lần ông đánh lưới dính con cá hô đất nặng 90 kg. Nhưng mãi cho tới nay mới bắt thêm con cá hô nặng 86 kg. Còn ông Nguyễn Văn Đũa cũng kể trước đó vài ngày, ông mới đánh lưới nèm bắt dính con cá tra dầu nặng 71 kg trên sông Hậu, ở đoạn vịnh Cây Kìm. Mặc dù đều bắt được “quái ngư”, nhưng 2 ngư dân cũng không khỏi băn khoăn bởi thời gian gần đây, nhiều người đua nhau sắm ngư cụ đánh bắt nên sớm muộn gì loài “quái ngư” trên dòng Mê Kông cũng sẽ bị tuyệt chủng.

TNO
Đăng ngày 14/12/2012
Trường An
Sinh học
Bình luận
avatar

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 09:46 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:46 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 09:46 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 09:46 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 09:46 21/09/2024
Some text some message..