Quan tâm bảo tồn đa dạng sinh học biển

Khánh Hòa là một trong những địa phương có đa dạng sinh học (ĐDSH) biển. Tuy nhiên, ĐDSH biển Khánh Hòa đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức.

đa dạng sinh học biển
Vùng biển Khánh Hòa có tính đa dạng sinh học cao

Đa dạng sinh học biển

Các nghiên cứu gần đây của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy tính ĐDSH biển Khánh Hòa rất cao. Tuy diện tích rừng ngập mặn của tỉnh bị thu hẹp chỉ còn hơn 104ha nhưng có đến 34 loài cỏ biển. Thảm cỏ biển cũng ghi nhận có 12 loài cỏ biển với diện tích hơn 1.800ha. Ngược lại, hệ sinh thái thảm cỏ biển cũng rất đa dạng về thành phần nguồn lợi như: 134 loài cá, 40 loài giáp xác, 23 loài thân mềm, 10 loài da gai...

Rạn san hô - nơi các loài sinh vật thích nghi, trú ngụ, sinh sản... cũng ghi nhận tính đa dạng về thành phần loài. Theo Tiến sĩ (TS) Võ Sỹ Tuấn - Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cá sống trong các rạn san hô có thành phần rất đa dạng. Trong đó, họ cá thia, cá bàng chài và cá bướm có số lượng loài nhiều nhất. Các họ cá có giá trị thực phẩm cao như: cá mú, cá hồng, cá kẽm, cá hè, cá bò cũng khá đa dạng. Mật độ cá rạn dao động từ 400 đến 900 cá thể, trung bình 653 cá thể/500m2, chủ yếu cá có kích thước bé.

Về sinh vật quý hiếm, chỉ riêng vịnh Nha Trang có 11 loài thú biển, phổ biến là loài Sousa chinensis và Steno bredanensis, ngoài ra còn có 2 loài rùa biển là vích và đồi mồi. Các nhóm sinh vật đáy ưu thế biển sâu cũng rất đa dạng. Giáp xác gồm: Isopods và Amphipods 30 - 50%; giun nhiều tơ 40 - 80%; hải sâm kích thước lớn 30 - 80%... Ngoài ra, còn có các loài sao biển, cầu gai, hải miên, hải quỳ...

Thách thức trong công tác bảo tồn

ĐDSH biển hứa hẹn mang lại nguồn lợi kinh tế biển rất lớn. Theo TS Võ Sỹ Tuấn, du lịch biển tại vịnh Nha Trang mang lại nguồn lợi mỗi năm ít nhất 600.000 USD với nhiều loại hình như: tắm biển, bơi lặn, câu cá, thư giãn... Mặt khác, hoạt động nuôi trồng gắn với các đối tượng như: tôm sú, tôm hùm, cá mú, cá hồng..., có thể mở rộng nhiều đối tượng khác như: cá khoang cổ, cá ngựa, cầu gai, hàu, vẹm xanh... Ngoài ra, các sinh vật biển còn là nguyên liệu để xử lý ô nhiễm, chiết xuất các hoạt chất kháng ung thư, phát triển công nghiệp dược phẩm...

Tuy nhiên, ĐDSH biển Khánh Hòa đang đứng trước nhiều nguy cơ, đặc biệt là tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, nạn khai thác hủy diệt (bằng chất nổ, xung điện, giã cào...) đã làm giảm tính ĐDSH. Các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa như: bò biển, rùa biển bị khai thác làm thực phẩm, mỹ nghệ; nguy cơ biến mất của nhiều loài quý hiếm do khai thác quá mức hay thay đổi môi trường sống, ô nhiễm từ các hoạt động vận tải, đánh bắt cá, tràn dầu... Rạn san hô và thảm cỏ biển suy thoái do trầm tích của quá trình phát triển vùng ven bờ; du lịch lặn thám hiểm đáy biển làm gãy nát rạn san hô. Ngoài ra, phát triển ao đìa nuôi tôm làm thu hẹp rừng ngập mặn...

Để bảo tồn ĐDSH, theo TS Nguyễn Văn Long (Viện Hải dương học Nha Trang), cần xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý hiệu quả tài nguyên ĐDSH; thiết lập, phân vùng chức năng và xây dựng phương án quản lý phù hợp; thiết lập mạng lưới các khu bảo tồn quy mô nhỏ và đa dạng hóa phương thức quản lý. Bên cạnh đó, phục hồi hệ sinh thái và tạo điểm đến mới cho khách du lịch; nâng cao nhận thức và trách nhiệm các bên liên quan về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; giám sát và đánh giá hiệu quả tài nguyên thiên nhiên...

Báo Khánh Hòa, 07/08/2015
Đăng ngày 08/08/2015
P.l
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 11:31 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:31 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 11:31 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 11:31 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 11:31 25/09/2024
Some text some message..