Quảng Nam: Cá nuôi ở lòng hồ thủy điện chết hàng loạt

Nhiều loài cá nuôi trong lồng bè ở hồ thủy điện Sông Tranh 2 (xã Trà Đốc, Bắc Trà My) chết trong những ngày qua khiến các nông hộ đứng ngồi không yên. Hiện ngành chức năng đang lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân, đồng thời khuyến cáo nông hộ chủ động chăm sóc để bảo vệ cá nuôi.

Cá nuôi ở lòng hồ thủy điện chết hàng loạt
Nông dân cho rằng môi trường nước trong lồng bè nuôi cá ở hồ thủy điện Sông Tranh 2 biến động xấu nên cá chết hàng loạt. Ảnh: QUANG VIỆT

Ở lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 hiện có 14 hộ nuôi các loại cá điêu hồng, trê, rô phi, lăng nha, lóc, chình... trong lồng bè. Ông Trần Văn Mạo (thôn Mậu Long, xã Trà Sơn, Bắc Trà My) đang nuôi 20 lồng cá ở hồ thủy điện Sông Tranh 2 cho biết, cách đây vài hôm, cá rô phi trong tự nhiên chết hàng loạt ở lòng hồ. Sau đó, các loại cá điêu hồng, cá lăng nha được nuôi trong lồng bè cũng chết theo. “Môi trường nước trong lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 biến động đột ngột trong những ngày qua. Bằng mắt thường có thể thấy nguồn nước từ xã Trà Bui có màu đen, sủi bọt, rất hôi tanh chảy vào lòng hồ thủy điện với lưu lượng khá lớn. Có thể cyanua từ các nơi đào đãi vàng sử dụng quá nhiều đã theo dòng nước chảy vào lòng hồ khiến môi trường nước bị biến động quá mạnh, cá không thể thích ứng nên chết hàng loạt” - ông Mạo nói. Những ngày qua, ông Mạo đã di chuyển các lồng bè nuôi cá đến khu vực có nguồn nước sâu hơn, sạch hơn và khử trùng nguồn nước bằng các loại thuốc để bảo vệ các loại cá đang còn sinh sống.

Ông Lê Thịnh Bào (xã Trà Sơn, Bắc Trà My) đang nuôi các loại cá điêu hồng, cá rô phi, cá thác lác, cá chình trong 6 lồng bè ở khu vực đập phụ hồ thủy điện Sông Tranh 2. Ông Bào cho biết, sau khi cá rô phi trong tự nhiên chết thì các loại cá đang nuôi trong lồng bè cũng chết hàng loạt. “Cá rô phi trong tự nhiên có sức đề kháng rất mạnh mà chết đến hàng tấn thì các loại cá nuôi có sức đề kháng yếu hơn khó mà không bị nhiễm bệnh rồi chết. Tôi và các hộ dân rất lo lắng vì đầu tư rất lớn, lên đến hàng trăm triệu đồng, lỡ cá chết hết thì thua lỗ, thâm nợ” - ông Bào nói. Ông Bào và các hộ dân nuôi cá quanh khu vực đập phụ hồ thủy điện Sông Tranh 2 đã vớt cá chết lên bờ tiêu hủy, tránh mầm bệnh lây lan theo dòng nước khiến cá nuôi chết theo.

Sáng qua (16.7), Chi cục Thủy sản Quảng Nam đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi & thú y  (Sở NN&PTNT) đến hồ thủy điện Sông Tranh 2 để khảo sát, nắm tình hình cá chết. Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, đến thời điểm này chưa thể khẳng định cá chết do nguyên nhân gì. “Chúng tôi đang lấy mẫu cá, mẫu nước để xét nghiệm rồi mới có thể kết luận vì sao cá chết” - bà Tâm nói. Ngành thủy sản khuyến cáo các hộ nuôi cá túc trực 24/24 giờ để theo dõi, phòng chống bệnh và dịch bệnh xảy ra với cá nuôi. “Môi trường nước nuôi cá cần được các nông hộ quản lý tốt, khử trùng, diệt trùng, đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất trộn vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng, vượt qua được biến động của môi trường nước” - bà Tâm nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 19/07/2019
Nguyễn Việt
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:19 26/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:19 26/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:19 26/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:19 26/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:19 26/09/2024
Some text some message..