Quảng Ninh: Chế tài nào cho con "hàu cửa sông"?

Trong khoảng 2 năm nay, Quảng Ninh chứng kiến nhiều tấn thủy sản bị tồn đọng, ùn ứ không thể xuất khẩu và tiêu thụ.

nuôi hàu
Việc nuôi trồng tự phát, bất chấp quy định,... gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: VNE

Nguyên nhân không chỉ là đại dịch khiến việc xuất khẩu gặp khó khăn, mà còn là việc nuôi trồng thủy sản rất lộn xộn, không theo quy hoạch, không có sự tính toán khiến mất cân đối nguồn cung - cầu.

Lồng bè trái phép phủ kín mặt nước

Dọc bờ sông Chanh và sông Rút thị xã Quảng Yên là hàng loạt bè nuôi trồng thủy sản (NTTS) không theo quy định. Hiện lòng 2 con sông Chanh, sông Rút gần như bị phủ kín, nhiều vị trí luồng lạch trên sông bị lấn chiếm gây mất an toàn tuyến giao thông thủy của thị xã.

Theo một hộ nuôi trồng tại đây, việc sau tết nguyên đán 2022, các lồng bè nuôi trồng xuất hiện dày đặc ở đây là để tránh độ mặn đang lên cao ở vùng nuôi cũ, tập trung ở khu vực Hoàng Tân, Tân An, có thể gây chết hàu; trong khi sông Chanh, sông Rút có dòng chảy tương đối cao, độ mặn giảm, phù hợp sinh trưởng của con hàu.

nuôi hàu tự phát
Dọc bờ sông chanh rất nhiều bè nuôi tự phát. Ảnh: Việt Hoa

Ông Nguyễn Minh Viên, một hộ nuôi hàu cửa sông ở xã Hoàng Tân, cho biết: “Con hàu cửa sông chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc và tiêu dùng nội địa. Thị trường Trung Quốc đang đóng cửa để phòng, chống dịch COVID-19, thắt chặt an ninh đường biên, chống thẩm lậu hàng hóa qua các đường mòn, lối mở. Thị trường nội địa sức tiêu dùng không cao, ngay cả khi mở cửa du lịch trở lại. Bởi vậy nguy cơ không tiêu thụ được 20.000 tấn hàu cửa sông là rất cao, các hộ nuôi có thể phá sản vì hàu cửa sông.

Đến thời điểm này, các hộ nuôi hàu cửa sông đang bước vào vụ thu hoạch, kéo dài đến hết tháng 6/2022. Sản lượng ước tính trên 20.000 tấn, trong khi đó thị trường tiêu thụ đang gặp khó, dẫn đến nguy cơ ứ, ế. Trước tết nguyên đán 2022, tại Quảng Yên ngư dân cũng gặp khó khi khi tồn đọng hàng trăm tấn cá song do không thể xuất khẩu. Và để giải quyết sự tồn đọng đó vẫn cứ là những cuộc “giải cứu” đến từ các cơ quan, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

Tại huyện Vân Đồn, vùng biển được coi là thủ phủ NTTS cũng có thời gian dài không tiến hành giao, cho thuê mặt nước, song nhu cầu NTTS của các hộ dân rất cao, khiến cho không ít hộ bất chấp quy định mà NTTS trái phép. Cuối năm 2020, lực lượng chuyên môn khảo sát thực tế vùng NTTS phục vụ kế hoạch chuyển đổi phao xốp sang phao nổi HDPE theo quy định của tỉnh, cho thấy diện tích NTTS của Vân Đồn hiện hơn 5.000ha đã vượt quá tính toán của địa phương đến năm 2030. Các vùng thả nuôi nhuyễn thể phủ kín khu vực mặt nước trong và ngoài phạm vi 3 hải lý, rất nhiều vị trí bị NTTS phủ kín là luồng lạch giao thông, khiến cho mặt biển Vân Đồn chằng chịt những lồng, bè và phao xốp.

Việc nuôi trồng tự phát, bất chấp quy định mà lại không nắm được nhu cầu, biến động của thị trường đã khiến cho nhiều hộ nuôi trồng ở đây tồn đồng hàng trăm tấn thủy sản các loại, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Cần giải pháp bền vững

Theo Sở NN&PTNT, để giao, cho thuê mặt nước đối với tổ chức cá nhân theo đúng quy định và phát triển bền vững thì cần trông vào tiến độ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trong đó có tích hợp các dữ liệu phát triển NTTS toàn tỉnh, làm “kim chỉ nam” cho các địa phương xây xựng kế hoạch, đề án, dự án phát triển thủy sản trên địa bàn. Quy hoạch này cũng là cơ sở để Bộ TN&MT ban hành đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (thường gọi là đường triều kiệt) cho Quảng Ninh, lấy đây là cơ sở để phân cấp, phân quyền việc giao, cho thuê mặt nước cho các tổ chức, cá nhân.

nuôi hàu
Hiện ước tính có hàng trăm tấn hàu tại Quảng Ninh đã đến vụ thu hoạch, tuy nhiên lại không thể tiêu thụ và đứng trước nguy cơ chết hàng loạt. Ảnh: Việt Hoa

Theo quy định, phạm vi mặt nước 3 hải lý tính từ đường triều kiệt ra biển sẽ do UBND cấp huyện thực hiện giao, cho thuê; phạm vi 3-6 hải lý do UBND tỉnh thực hiện; ngoài 6 hải lý do cấp trung ương quản lý. Hiện chưa có đường triều kiệt, nên chưa phân định rõ về cấp thẩm quyền quản lý, thực hiện giao, cho thuê mặt nước để NTTS cho các tổ chức, cá nhân.

Được biết, dự thảo Quy hoạch đã được tỉnh Quảng Ninh trình Bộ KH&ĐT. Bộ KH&ĐT đang xin ý kiến đóng góp của các bộ, ngành liên quan... Nhằm đảm bảo trật tự và phát triển NTTS, nhất là trong thời điểm chờ Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt, một trong những đề xuất của các địa phương là giao, cho thuê tạm thời diện tích mặt nước để NTTS, trước mắt là tính hết năm 2022. Đề xuất này đang được ngành Nông nghiệp tỉnh tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh xem xét giải quyết.

Đó là giải pháp lâu dài, nhưng trước hết để không còn tình trạng nuôi trồng tự phát, không phải có những cuộc “giải cứu” thủy sản ùn ứ, lực lượng chức năng Quảng Ninh cần tăng cường tuyên truyền giúp cho ngư dân nâng cao kiến thức về pháp luật, nắm được những biến động và nhu cầu thực tế từ thị trường. Cùng với đó là chế tài đủ mạnh, để răn đe những ai cố tình vi phạm.

Diễn đàn doanh nghiệp
Đăng ngày 04/04/2022
Lê Cường
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:40 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:40 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:40 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:40 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:40 21/09/2024
Some text some message..