"Săn cá" ngày mưa lũ, hiểm nguy rình rập

Bất chấp dòng nước ở sông, suối đục ngầu và chảy xiết, nhiều người dân ở vùng miền núi vẫn liều mình để đánh bắt cá nhằm cải thiện bữa ăn gia đình và kiếm thêm nguồn thu nhập trong những ngày mưa bão.

bắt cá mùa nước lũ
Hình ảnh người dân miền núi liều mình đánh bắt cá giữa dòng nước lũ đục ngầu rất dễ dàng bắt gặp trong những ngày mưa lũ

Do ảnh hưởng ấp thấp nhiệt đới và bão, những ngày qua trên địa bàn tỉnh mưa to đến rất to. Mưa kéo dài, nước trên thượng nguồn đổ về nhiều khiến mực nước các con sông, suối dâng cao, chảy xiết. Hòa trong dòng nước lũ cuồn cuộn là rất nhiều các loại tôm, cá nên không ít người dân, nhất là ở khu vực miền núi tranh thủ rủ nhau ra sông, suối đánh bắt.

Trong những ngày mưa lũ, theo quan sát của chúng tôi, trên một số con sông, suối như sông Liên, sông Re, sông Trà Bồng,… dù nước lũ rất lớn nhưng bỏ mặc phía sau sự nguy hiểm, người dân vẫn đứng bên mép nước, thậm chí liều mình xuống dòng nước đang chảy xiết để để mong "săn" được nhiều cá mà không hề có phao cứu sinh, hoặc phương tiện bảo hộ nào.   

Tham gia bắt cá không chỉ cánh thanh niên, đàn ông mà có cả những chị em phụ nữ, thậm chí còn có người già và trẻ em. Phương thức bắt cá cũng khá đơn giản, chỉ một chiếc nhá (vó) với diện tích mặt lưới chừng một mét vuông và một chiếc giỏ đựng cá đeo sát bên người  là có thể “tác chiến” độc lập bên dòng nước lũ.


Mớ cá đánh bắt được sau nhiều giờ đồng hồ mưu sinh bên dòng nước lũ.

Chứng kiến cảnh người dân bất chấp nguy hiểm, đánh cá bên dòng nước đang cuồn cuộn chảy, nhiều người không khỏi rùng mình và lo lắng cho họ. Tuy nhiên, người dân khi được hỏi cho biết, việc đánh nhá bắt cá vào những ngày mưa lũ là điều “bình thường”.  

“Ngày mưa, nước lũ từ thượng nguồn đổ về mang theo nhiều tôm cá hơn ngày bình thường. Biết việc bắt cá trong thời điểm nước lũ chảy xiết rất nguy hiểm, nhưng vì để cải thiện bữa ăn và cuộc sống mưu sinh, nên bà con vẫn thường hay làm. Lúc đầu mới xuống mép nước cũng thấy sợ, nhưng bắt được nhiều cá cũng ham và đi nhiều lần cũng thành quen”- anh Phạm Văn Xiêng ở huyện Ba Tơ chia sẻ. 

Sau một ngày 'làm việc' vất vả, thành quả mà người dân mang sự sống của bản thân ra đùa với thủy thần hung dữ trên dòng sông mỗi mùa nước lũ về là những con cá, con tôm đầy ắp trong giỏ.

Dẫu biết rằng, những người dân nghèo chỉ muốn kiếm thêm nguồn lương thực cải thiện bữa ăn cho gia đình trong những ngày mưa lũ hoặc có thể kiếm dăm ba chục ngàn hay cả trăm ngàn nhưng với sự chủ quan và chỉ cần sơ sẩy một chút thôi hoặc lội trúng đoạn nước xoáy thì họ có thể gặp sự cố đáng tiếc trong tích tắc. 

Mới đây, tại huyện miền núi Trà Bồng, lợi dụng khi trời mưa to, nước các con sông, suối tràn về, nhiều người dân sống dọc ven sông Trà Bồng đổ xô ra sông kéo mùng, đánh  nhá, xúc cá, ... giữa dòng lũ đang chảy xiết. Trước tình trạng này, Công an xã Trà Sơn phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự xã đã kịp thời nhắc nhở, cấm người dân đánh bắt tôm, cá trong thời điểm này nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. 

Thiết nghĩ, để bảo vệ an toàn tính mạng người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ chính mình và chính quyền địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm này nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong  mùa mưa lũ.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 12/10/2020
PV
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 18:36 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:36 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 18:36 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 18:36 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 18:36 20/09/2024
Some text some message..