Sẽ có phương pháp mới phát hiện tạp chất trong tôm nguyên liệu

Nội dung này vừa được Bộ NN&PTNT đưa ra tại Hội nghị sơ kết triển khai Đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất tại thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang).

Sẽ có phương pháp mới phát hiện tạp chất trong tôm nguyên liệu
Kiểm soát ngăn chặn hành vi bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu

Theo đó, ngay sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt, Bộ NN&PTNT đã tổ chức triển khai cho 4 tỉnh trọng điểm là Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau và các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT.

Để thực hiện Đề án này, Bộ đã xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Thủy sản sửa đổi, trong đó quy định rõ hành vi đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại - một trong những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản. Cùng đó, Bộ cũng ban hành Thông tư về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Nội dung Thông tư đã bám sát yêu cầu của Đề án để khắc phục các bất cập, phù hợp và thuận lợi hơn cho hoạt động kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm về tạp chất của các cơ quan chức năng, trong đó đã quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện việc kiểm tra, xử lý khi phát hiện tạp chất.

Đặc biệt, phương pháp phát hiện tạp chất mới đã được rà soát, hoàn thiện, khắc phục các bất cập của phương pháp cũ, có thể kiểm tra hữu hiệu để khẳng định tạp chất trong tôm và tôm đông lạnh.

Báo cáo của NAFIQAD cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, đoàn công tác liên ngành của Bộ NN&PTNT, Bộ Công an đã tiến hành kiểm tra đột xuất 14 cơ sở sản xuất kinh doanh tôm tại các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hà Nội và Thanh Hóa, phát hiện, bắt quả tang và xử lý 8 cơ sở thu mua, sơ chế và 1 doanh nghiệp chế biến tôm có chứa tạp chất; tổng số tiền phạt hơn 400 triệu đồng. Riêng 4 tỉnh trọng điểm, kiểm tra 327 lượt, phát hiện 118 cơ sở vi phạm bơm tạp chất vào tôm, số lượng gần 24.000 kg, số tiền xử phạt lên đến gần 3,7 tỷ đồng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho rằng, để thực hiện tốt Đề án thời gian tới, các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT, các địa phương cần khẩn trương thực hiện đầy đủ, quyết liệt các nội dung đã được phân công. Tiếp tục tổ chức thêm các đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành đột xuất các cơ sở thu mua, sơ chế, triệt phá các tụ điểm phức tạp về hành vi vi phạm đưa tạp chất vào tôm và xử lý điểm một số vụ vi phạm tạo sức răng đe, thậm chí rút giấy phép. Cùng đó, tăng cường biện pháp xem xét, xử lý trách nhiệm của chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng vi phạm trên địa bàn.

Cũng trong đợt này, đại diện bộ, ngành và những địa phương trọng điểm đã ký kết quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có tạp chất.

TSVN
Đăng ngày 24/07/2018
PV
Chế biến
Bình luận
avatar

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 16:43 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 16:43 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 16:43 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 16:43 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 16:43 21/09/2024
Some text some message..