Sẽ không còn Tổng cục thủy sản

Nếu Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Chính phủ thông qua, Bộ này sẽ không còn 4 Tổng cục như hiện nay, trong đó có Tổng cục thủy sản.

tổng cục thủy sản
Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản tại buổi lễ thả giống tái tạo nguồn lợi nhân dịp kỷ niệm 62 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa có tờ trình Chính phủ Về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 15/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN-PTNT.

Theo tờ trình, đối với cơ quan cấp Vụ và tương đương, số lượng đầu mối cấp Vụ thuộc Bộ giảm 1 đầu mối, cụ thể: Giữ ổn định 5 Vụ (Tổ chức cán bộ, Kế hoạch, Khoa học công nghệ và Môi trường, Pháp chế, Hợp tác quốc tế), Văn phòng Bộ và Thanh tra Bộ. Thực hiện không tổ chức phòng trong Vụ.

Sáp nhập Vụ Quản lý doanh nghiệp vào Vụ Tài chính và chuyển cơ bản chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý doanh nghiệp về Vụ Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan (giảm 1 Vụ trưởng và 2 Phó Vụ trưởng).

Đối với đơn vị Cục, số lượng đầu mối Cục thuộc Bộ giảm 1 đầu mối, cụ thể: Giữ ổn định 6 Cục, gồm: Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Quản lý xây dựng công trình.

Hợp nhất Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tổ chức lại thành Cục mới với tên gọi Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.

Đối với các Tổng cục, Bộ NN-PTNT thực hiện sắp xếp và tổ chức lại 4 Tổng cục thành 6 Cục chuyên ngành trực thuộc Bộ. Cụ thể: Tổng cục Thủy lợi thành Cục Thủy lợi. Tổng cục Phòng chống thiên tai thành Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai. Tổng cục Lâm nghiệp thành 2 Cục: Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm. Tổng cục Thủy sản thành 2 Cục: Cục Thuỷ sản và Cục Kiểm ngư.

Sau khi sắp xếp hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại cơ quan hành chính thuộc Bộ NNPTNT theo cơ cấu mới, đã giảm 4 Tổng cục (giảm 34 cấp Vụ và tương đương), giảm 100% số phòng trong Vụ. Cơ cấu tổ chức của Bộ NN-PTNT sau sắp xếp sẽ có 28 cục, vụ, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ. 

Đối với đơn vị sự nghiệp sẽ giữ ổn định các đơn vị, gồm: Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đổi tên Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT I thành Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT và quy định lại chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động; sắp xếp tổ chức lại các đơn vị cho phù hợp với tiêu chí thành lập tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập. Đổi tên và tổ chức lại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT II thành Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và chuyển sang cơ chế tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định.

Người Lao Động
Đăng ngày 12/09/2022
Văn Duẩn
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Kháng sinh đồ và hiệu quả giảm thiểu kháng kháng sinh trong nuôi tôm

Kháng sinh hiện nay như một biện pháp trị bệnh cho tôm hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Việc này gây ra hệ lụy lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Để giải quyết vấn nạn này, kháng sinh đồ trở thành công cụ quan trọng để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả và bền vững.

Đĩa khuẩn
• 10:16 08/07/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 08:00 07/07/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 12:31 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 12:31 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 12:31 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 12:31 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 12:31 22/09/2024
Some text some message..