Sống ở làng bè: Bố trí lại vùng nuôi

Rà soát lại quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ bố trí, sắp xếp, di dời các cơ sở nuôi cá, hàu lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào khu quy hoạch NTTS là việc làm bức thiết. Có như vậy mới có thể sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên và lợi thế sông nước.

khu nhà lồng bè
Chủ bè mặc nhiên đưa phuy nhựa, tre, cọc gỗ ra sông để lắp đặt khu nhà lồng bè mới, không xin phép địa phương hay cơ quan chức năng.

Quy hoạch bị phá vỡ

Theo ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục NTTS, Quy hoạch (QH) chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu NTTS lồng bè trên sông Chà Và được ban hành từ năm 2007. Theo đó, có 7 vùng nuôi cá biển lồng bè, bố trí 5.800 lồng, tương ứng với diện tích 64,8 ha, sản lượng bình quân khoảng 6.000 tấn/năm. Đồng thời bố trí 9 vùng bãi triều với diện tích 72,4 ha dùng cho việc nuôi các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị kinh tế như hàu, sò huyết.

Tuy nhiên, cho đến nay, trong số 7 vùng NTTS theo QH năm 2007 thì, tại vùng nuôi số 1 còn trống 70% diện tích. Vùng 3 còn trống 18% diện tích. Riêng các vùng 5, 6, 7 (120,5 ngàn m2/3.352 lồng) hoàn toàn bỏ trống. Trong khi đó, số lồng bè đã vượt quá số lượng cho phép tại vùng nuôi số 2 (123%) và vùng nuôi số 4 (132%).

Cùng Đoàn giám sát chuyên đề của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh khảo sát tình hình NTTStrên sông Chà Và, ông Nguyễn Thành Cường, Chánh thanh tra Sở NN & PTNT cho biết, đoạn từ cửa sông Chà Và đến cầu Ba Nanh và đoạn 2km từ cầu Chà Và đi về hướng ngã ba Mõm Heo sông Mũi Giui có 10 hàng đáy với 44 miệng đáy chưa giải tỏa được. Sự tồn tại của hàng đáy này lấn chiếm diện tích khu QH NTTS lồng bè. Đây cũng là một trong những nguyên do để các hộ NTTS không đưa bè vào nuôi đúng theo QH. Hơn nữa, để tránh nguồn nước ô nhiễm từ các cơ sở chế biến hải sản Tân Hải, nhiều hộ NTTS khu vực thượng nguồn sông kéo bè về, khiến cho mật độ lồng bè NTTS gần cầu Chà Và ngày càng dày đặc.

Chỉ tay về phía bờ Đông của sông,ông Cường cho biết thêm, hiện khu vực này tập trung nhiều bè hơn bờ Tây vì sự thuận lợi trong giao thông từ bờ ra bè và ngược lại. Nhiều hộ lấn chiếm luồng lạch, bám sát hai bên hành lang an toàn giao thông thủy cầu Chà Và, ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn giao thông thủy tuyến dọc cầu.

dựng nhà nổi
Dựng nhà hàng nổi không phép trên sông Chà Và.

Cần sắp xếp, bố trí lại vùng nuôi

Từ các vấn đề khách quan và chủ quan tác động trực tiếp lên khu QH, cho thấy hiện các vùng nuôi đã không còn phù hợp, đòi hỏi các ngành chức năng và địa phương cùng ngồi lại bàn bạc, đánh giá lại toàn bộ vùng QH NTTS trên sông Chà Và, xem xét lại tác động của thủy triều, vùng nước, hướng gió, điều kiện vận chuyển… Đề nghị UBND tỉnh cho phép lập lại QH, điều chỉnh, mở rộng vùng nuôi số 8 khu QH NTTS lồng bè tập trung trên sông Chà Vàvà bố trí di dời các bè cá từ sông Dinh (huyện Tân Thành) về. Dự kiến sẽ bố trí 463 lồng nuôi từ sông Dinh về vùng 1; điều bớt 70 lồng từ vùng 2 qua vùng 3, nâng tổng số vùng 3 lên 406 lồng; giãn 247 lồng vùng 4 về vùng 8; đưa toàn bộ bè nuôi trái phép từ địa bàn huyện Tân Thành về vùng 4, 5, 6 đang chưa có bè nào.

Về phía địa phương, ông Nguyễn Ngọc Trường, Trưởng Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu cũng công nhận, địa phương chưa tổ chức quản lý tốt hoạt động của các hộ NTTS. Do vậy, TP.Vũng Tàu yêu cầu UBND xã Long Sơn gấp rút lập danh sách các hồ sơ và có quyết định giao cho thuê mặt nước để NTTS. Theo đó vận động, khuyến khích hộ nuôi thành lập các tổ hợp tác làm đầu mối trong việc phổ biến kiến thức về phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kỹ thuật nuôi, tạo môi trường thuận lợi cho nguồn nước lưu thông, tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt và xử lý theo quy định.

Hiện trên sông Chà Và có 115 hộ NTTS, với tổng số 2.866 lồng nuôi (đạt 49% QH), chiếm diện tích 135.288 m2 (bằng 21% QH). Trong đó, số hộ được cấp phép là 14, còn lại 101 hộ nuôi chưa được cấp phép, chưa có hợp đồng thuê mặt nước cùng các giấy tờ liên quan. Chỉ có 36/115 hộ được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản.

Kiên quyết chấm dứt tình trạng xả thải chưa qua xử lý

Người dân đổ công ra nuôi con cá, con hàu từng ngày từng giờ ngoài sông nước, nhưng chưa kịp thu hoạch thì vì nguồn nước ô nhiễm mà chết hàng loạt, thiệt hại rất lớn về vốn. Các Sở, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp tổ chức kiểm tra, xử lý, kiên quyết chấm dứt tình trạng xả thải chưa qua xử lý. Đồng thời xây dựng kế hoạch đưa các cơ sở chế biến hải sản tại khu vực Tân Hải vào khu vực QH để bảo vệ môi trường.

Xây dựng khu quy hoạch mới

Sở đã tiến hành khảo sát hiện trạng khu NTTS lồng bè trên sông Chà Và; Đồng thời bàn kế hoạch cụ thể, chi tiết việc di dời, bố trí các bè cá vào khu QH NTTS mới; tổ chức thực hiện công tác di dời tất cả các bè nuôi trái phép trên sông Dinh, sông Rạng, sông Rạch Tranh, sông Mỏ Nhát… về khu QH NTTS lồng bè trên sông Chà Và theo phương án đề xuất.

Người dân mong đợi các chính sách mới cho làng nuôi bè

Người dân làng bè mong đợi Quy chế quản lý khu NTTS lồng bè tập trung trên sông Chà Và và quy định giao hoặc cho thuê đất, mặt nước của UBND tỉnh đối với các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo đúng thẩm quyền. Có cán bộ hướng dẫn các thủ tục hành chính cho người dân biết và thực hiện, tránh tình trạng lập bè tự phát, ồ ạt, mất kiểm soát như hiện nay.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 27/11/2013
Đăng ngày 28/11/2013
Gia An
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 11:29 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:29 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 11:29 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 11:29 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 11:29 25/09/2024
Some text some message..