Sử dụng Canxi trong sinh sản ốc bươu đồng (Pila polita)

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các hàm lượng calcium đến quá trình thành thục và hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng.

Ốc nhồi
Ốc bươu ta (Pila polita)

Ốc bươu (Pila polita) là món ăn dân dã, quen thuộc và rất ngon miệng ở Việt Nam. Trước đây, ốc bươu đen sinh sống rất nhiều trong tự nhiên, nhưng từ khi xuất hiện ốc bươu vàng thì lượng ốc bươu đen trong tự nhiên giảm đáng kể. Do đó, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều công trình ứng dụng sinh sản ốc bưu đồng và ảnh hưởng của chất lượng thức ăn, thành phần phối trộn thức ăn, liều lượng cho ăn lên sinh trưởng và sinh sản ốc bưu đồng được đưa vào nghiên cứu nhiều hơn. Trong đó, hàm lượng calcium trong khẩu phần thức ăn là một trong những yếu tố quyết định đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bưu đồng. 

Calcium là thành phần chính cấu tạo vỏ của động vật thân mềm thuộc lớp Chân bụng và xây dựng 97% khối lượng vỏ, ngoài ra có một lượng nhỏ các thành phần khác như magiê, kẽm, natri, kali, đồng và photpho tham gia vào quá trình hình thành vỏ. Vỏ ốc cứng chắc và dầy phụ thuộc rất lớn vào hàm lượng calcium (Marxen et al., 2003), ngoài ra calcium còn có chức năng như dung dịch đệm tham gia vào quá trình trao đổi chất và sản xuất các tế bào, vì thế thành phần calcium chiếm 30% tổng khối lượng cơ thể động vật thân mềm thuộc lớp Chân bụng (Badmos et al., 2016). 

Hunter and Lull (1977) cho rằng calcium có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của ốc mẹ, Fournie and Chetail (1982, 1984) nghiên cứu cho thấy các loài thuộc lớp Chân bụng sẽ mất khoảng 20% calcium của cơ thể cho mỗi lần sinh sản và hầu hết được lấy từ gan và vỏ của con cái. Thêm vào đó, calcium được xem là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của động vật thân mềm có vỏ, các loài này cần calcium cho sự tồn tại, phát triển và sức sinh sản (Coote et al., 1996; Shawl and Davis, 2006)

Theo Gouveia et al. (2011) khi bổ sung 10% calcium trong môi trường nước, ốc  Partula gibba tăng trưởng (0,57 g; 24,1 mm) và tăng trưởng tăng lên (1,32 g; 35,0 mm) khi bổ sung 40% can-xi. 

Karamoko  et al. (2014) ghi nhận khi nuôi vỗ ốc Limicolaria flammea  trong 12 tháng bằng thức ăn chứa 1,2% calcium thì ốc sinh sản 24,0 tổ trứng/con cái, với số hạt trứng là 50,3 hạt/tổ ít hơn so với khi hàm lượng calcium tăng lên 12,0% lần lượt là 30,33 tổ/con cái, 148 hạt/tổ. 

Do đó, nghiên cứu xác định hàm lượng calcium thích hợp cho hệ số thành thục và hiệu quả sinh sản cao của ốc bươu đồng bố mẹ là cần thiết, nhằm phục vụ việc nuôi vỗ ốc bươu đồng (Pila polita) đạt hiệu quả cao hơn cả về mặt sinh học và kinh tế.

Nghiên cứu ứng dụng canxi vào khẩu phần ăn của ốc

Ốc được cho ăn 5 hàm lượng calcium khác nhau với 3 lần lặp lại cho mỗi hàm lượng calcium lần lượt là: 1% (Ca1); 3% (Ca3); 5% (Ca5); 7% (Ca7) và 9% (Ca9). Ốc bố mẹ có chiều cao vỏ từ 35,5 - 42,4 mm được nuôi trong bể lót bạt (kích thước 1×1×1 m) với mật độ 60 con/bể và tỉ lệ đực:cái là 1:1 trong vòng 90 ngày. 

Thức ăn thí nghiệm được phối chế thành dạng viên, đường kính 1 mm từ các nguyên liệu bột cá, bột đậu nành (hấp chín), bột mì tinh, dầu nành, vitamine, khoáng và chất kết dính (CMC - Carboxylmethyl Cellulose). Sấy khô ở nhiệt độ 60o C và được bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh. 

Kết quả

Sau 3 tháng nuôi vỗ, tỉ lệ sống của ốc bươu đồng dao động trong khoảng 65,0% đến 70,0%. Hiệu quả sử dụng calcium và lượng ăn có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng hàm lượng calcium trong thức ăn của ốc. 

Hệ số thành thục (GSI) của ốc bươu đồng ở Ca5 là cao nhất (6,3% ở con đực; 13,0% ở con cái), kế đến Ca7 (5,7%; 10,2%) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với Ca1 (3,9%; 6,3%). 

Ốc nuôi vỗ ở nghiệm thức Ca5 có tần suất sinh sản là 1,11 tổ/tuần/m2, kế tiếp Ca7 (0,89 tổ/tuần/m2) và nhiều hơn (p<0,05) so với Ca1 (0,47 tổ/tuần/m2), Ca3 (0,72 tổ/tuần/m2) hay Ca9 (0,75 tổ/tuần/m2). 

Sức sinh sản của ốc bươu đồng đạt cao nhất ở Ca5 (202 trứng/tổ), kế đến Ca7 (187 trứng/tổ) và khác biệt (p<0,05) so với Ca1 (122 trứng/tổ), Ca3 (164 trứng/tổ) và Ca9 (183 trứng/tổ). Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng ốc bươu đồng bố mẹ nuôi vỗ với thức ăn chứa 5% calcium có hệ số thành thục và hiệu quả sinh sản cao hơn so với các hàm lượng calcium còn lại. 

Có thể ứng dụng kết quả từ nghiên cứu này trong thực tế để nâng cao tỉ lệ sống, hệ số thành thục của ốc bố mẹ và hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng cái nhằm nhằm nâng cao năng suất trong quá trình ương nuôi.

Theo Lê Văn Bình và Ngô Thị Thu Thảo

Đăng ngày 24/12/2019
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Cho ăn bằng máy cần lưu ý các vấn đề nào?

Công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng máy cho ăn tự động mang lại nhiều lợi ích, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu người nuôi cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khi sử dụng máy cho ăn tự động qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Máy cho tôm ăn tự động
• 10:04 17/07/2024

Quan sát và đánh giá sức khỏe tôm qua phân tôm

Trong nuôi tôm, việc theo dõi sức khỏe của tôm là vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng. Một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá sức khỏe của tôm là quan sát phân tôm. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách nhận biết và phân tích các dấu hiệu từ phân tôm để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất cho đàn tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 17/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 09:57 12/07/2024

Đánh giá đường ruột tôm khỏe qua những yếu tố nào?

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao. Đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp tôm tiêu hóa thức ăn hiệu quả mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:44 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:44 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:44 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:44 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:44 21/09/2024
Some text some message..