Sức sống đảo khơi

Biển Tây bao bọc vùng đất cực nam tổ quốc với hàng trăm hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó hàng chục đảo là có dân sinh sống. Đây không chỉ là môi trường sống lý tưởng, với không khí trong lành, nhiều bãi biển cát trắng mịn, mà còn mang lại nguồn kinh tế biển dồi dào,...

Sức sống đảo khơi
Sức sống đảo khơi. Nguồn NN

Kết nối đất liền

Kiên Giang được ví như Việt Nam thu nhỏ, với tài nguyên thiên nhiên phong phú: đồng bằng, rừng, đồi núi, biển đảo... Hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ trên vùng biển Tây đã hình thành nên 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải. Kinh tế biển, đảo đóng góp nguồn thu không nhỏ cho tỉnh.

Huyện Kiên Hải nằm trải mình trên hơn 20 hòn đảo lớn, nhỏ. Trong đó có 4 đảo lớn hình thành nên 4 xã: Hòn Tre (trung tâm hành chính huyện), Lại Sơn, An Sơn và Nam Du. Thiên nhiên kiến tạo các đảo lớn này nằm cách đều nhau khoảng 30km. Ra đảo bây giờ khá thuận tiện, tàu cao tốc chạy năm, sáu chuyến mỗi ngày.

Sức sống đảo khơi
Mỗi ngày có 5 - 6 chuyến tàu cao tốc từ đất liền ra đảo và ngược lại, kết nối giao thông thuận tiện

Sáng cuối tuần, tôi xuống tàu cao tốc SuperDong ra đảo. Rời bến Rạch Giá, con tàu xé nước lao đi, chưa đầy một tiếng đồng hồ, đảo Hòn Tre đã sừng sững trước mặt. Tàu cặp bến cho khách lên, rồi lại đón khách đi tiếp ra các đảo còn lại. Vừa bước lên cầu cảng rộng rãi mới được xây dựng kiên cố, tôi đã nhận ra sự thay đổi nhanh chóng của huyện đảo này. Điện lưới quốc gia kéo từ đất liền ra, giao thông quanh đảo bê tông hóa, khu tránh trú bão cho tàu cá hiện đại, an toàn, khu dân cư thương mại lấn biển đang dần hiện hữu.

Anh Đinh Ngọc Hạnh, một cư dân của đảo sống bằng nghề đưa đón khách du lịch, cho thuê xe thăm quan đảo niềm nở tiếp chúng tôi. Anh bảo: “Bây giờ đi lại thuận tiện lắm, chỉ vài chục ngàn là tham quan hết đảo. Muốn có người chở và hướng dẫn luôn thì cứ việc ngồi sau xe. Còn không thì lấy xe tự chạy”.

Anh Hạnh thuộc thế hệ 7x sinh sau ngày miền Nam được giải phóng. Từ An Giang, anh được bố mẹ đưa ra đảo khi còn lẫm chẫm bước đi và gắn bó tới bây giờ. Theo anh Hạnh, cuộc sống trên đảo bây giờ không thua kém gì đất liền. Trước đây, đi lại bằng tàu cây vất vả, mất thời gian, còn bây giờ đi toàn cao tốc, nhanh lắm. Còn trên đảo thì xe chạy bon bon. Điện trước đây tự phát bằng máy dầu, giờ đã có điện lưới quốc gia. Các dịch vụ phát triển, đời sống thay đổi từng ngày.

“Ở đảo mấy chục năm rồi, có khi nào anh nghĩ sẽ trở vào đất liền sinh sống?”, tôi hỏi. Anh lắc đầu: “Sống ngoài đảo rất yên ổn và an toàn, làm kinh tế cũng dễ. Hơn nữa, ở rết quen rồi, vào bờ mấy ngày là nhớ đảo, thèm không khí trong lành từ biển khơi”.

Tương tự, chị Võ Thị Thắm (SN 1976) quê từ huyện An Biên (Kiên Giang), lấy chồng và lập nghiệp ngoài đảo đã hơn 20 năm. “Lúc đầu khi mới ra đảo cũng cảm thấy buồn nhưng ở riết rồi quen. Đảo ngày càng phát triển, là nơi sống lý tưởng, người ta tìm ra đảo để du lịch, mua đất sinh sống chứ ít ai từ đảo muốn vào bờ”, chị Thắm tâm sự.

Không ít cán bộ ra đảo công tác rồi gắn bó lâu dài trên đảo. Anh Võ Văn Võ, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Kiên Hải là một trong nhiều người như thế. Anh Võ quê ở Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp Đại học Nha Trang, chưa tìm được việc làm, anh vào Kiên Giang thăm người bạn học. Ai ngờ lần vào chơi ấy đã gắn bó cuộc đời anh với biển, đảo Kiên Giang đến tận bây giờ.

Hiện nay, trong bốn xã của huyện Kiên Hải, thì hai xã Hòn Tre và Lại Sơn đã được kết nối với điện lưới quốc gia bằng công trình vượt biển. Hai xã còn lại cũng nằm trong kế hoạch xây dựng trong thời gian tới. Nhờ có điện lưới quốc gia, đã góp phần thay đổi nhanh diện mạo của đảo, thu hút khách du lịch, người dân ra đảo sinh sống ngày càng đông hơn. 

Làm giàu từ đảo

Kinh tế biển, đảo mang lại nguồn thu lớn cho người dân Kiên Hải. Trong đó, giá trị ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chiếm tới 60% toàn huyện. Những năm gần đây, nguồn lợi khai thác ngoài tự nhiên suy giảm, người dân Kiên Hải bắt đầu chuyển sang phát triển nghề nuôi lồng bè quanh các đảo, với đối tượng chính là bống mú và cá bớp. Anh Nguyễn Trung Thành, một ngư dân của đảo Hòn Tre tâm sự: “Nghề biển đã thấm vào máu thịt của tôi vì gia đình có tàu, từ nhỏ đã ra khơi đánh bắt”.

Sức sống đảo khơi
Nuôi cá lồng bè ven đảo mang lại nguồn thu nhập cho ngư dân

Vừa làm tàu biển anh Thành vừa đầu tư nuôi cá lồng bè ven đảo. Cá tạp sau khi đánh bắt được anh tận dụng làm thức ăn nuôi cá. “Nếu giá cá bớp thương phẩm ở mức 150 ngàn đồng/kg, những người nuôi bình thường chỉ lãi khoảng 30% nhưng tôi có thể lãi 50% nhờ nguồn thức ăn nhà đánh bắt được. Với 10 lồng nuôi cá bống mú và cá bớp, mỗi năm cũng mang lại cho gia đình nguồn thu khá tốt”, anh Thành chia sẻ.

Chồng đi đánh bắt, chị Võ Thị Thắm ở nhà không chỉ làm nội trợ mà còn chăm sóc 8 lồng nuôi hơn 1.000 con cá bớp. Từ lứa nuôi đầu tiên cách đây 8 năm, với 500 con cá bớp đã mang lại lợi nhuận hơn 200 triệu, gia đình chị Thắm đã chọn nghề nuôi cá lồng để tăng thu nhập. Nguồn thu từ tàu đánh bắt của chồng ngoài biển khơi và lồng nuôi cá ven đảo đã mang lại cho gia đình chị Thắm cuộc sống sung túc, ba đứa con đều được chăm lo học hành.

Ngoài hải sản, kinh tế vườn với những loại cây trái đặc sản như hồ tiêu, bơ, xoài, mít... cũng mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân Kiên Hải. Những triền đồi dốc thoai thoải là nơi trồng vườn khá lý tưởng.

Ông Trần Văn Đông, Trưởng Ban lãnh đạo ấp 3, xã Hòn Tre cho biết, toàn ấp năm 2016 thu hoạch 30 tấn hồ tiêu và trên 50 tấn xoài, bưởi, mít, chuối... mang lại nguồn doanh khoảng 6 tỷ đồng. Theo ông Đông, cây hồ tiêu đã có mặt trên đảo khá lâu nhưng phát triển mạnh khoảng 10 năm trở lại đây nhờ tiêu được giá. Hầu hết các hộ trồng tiêu trong ấp hiện nay đều khá, giàu.

“Trước đây, ấp này toàn là nhà cây, lá, nhà tường xây rất ít. Nhưng nay nhà cây, lá không còn, ai cũng có điều kiện xây nhà tường kiên cố hết rồi”, ông Đông phấn khởi.

Sức sống đảo khơi
Tùy mức đầu tư và đầu ra thuận lợi, nghề nuôi cá lồng mang lại nguồn thu từ 500 - 700 triệu đồng cho mỗi hộ/năm

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Kiên Hải Võ Văn Võ cho biết, với lợi thế về kinh tế biển đảo, nghề truyền thống của bà con là khai thác đánh bắt hải sản, chế biến nước mắm... Khoảng từ đầu năm 2000 trở lại đây, phát triển thêm nghề nuôi cá lồng bè. Hiện toàn huyện có 259 hộ nuôi với trên 900 lồng, ngoài ra còn một số hộ nuôi bào ngư, hải sâm... Tùy mức đầu tư và đầu ra thuận lợi, nghề nuôi cá lồng mang lại nguồn thu từ 500 - 700 triệu đồng cho mỗi hộ/năm.

Gần đây, du khách đến với đảo ngày càng tăng, dịch vụ du lịch phát triển rất mạnh, tạo việc làm và thu nhập cho người dân Kiên Hải. Trong đó, du lịch phát triển mạnh tại Lại Sơn và quần đảo Nam Du. Tuyến tàu cao tốc loại lớn được các công ty đưa vào khai thác, kết nối giao thông thuận lợi từ đất liền ra đảo và ngược lại, du khách tìm đến du lịch ngày càng đông hơn. Đặc biệt, là từ khi điện lưới quốc gia được kéo ra đảo, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng trên đảo được quan tâm đầu tư, đảo khơi đã mang trên mình sức sức sống mới.

Bà Trần Trương Như Ý, Phó chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo (Sở Tài nguyên - Môi trường Kiên Giang) cho biết, vùng biển Tây thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang có 143 hòn đảo lớn, nhỏ, trong đó hiện có 43 đảo có dân sinh sống. Đời sống người dân trên đảo chủ yếu là khai thác, đánh bắt hải sản, nuôi cá lồng bè và làm dịch vụ thương mại, du lịch... đời sống khá phát triển.

Hiện nay, có 4 đảo đã được kéo điện lưới quốc gia gồm Phú Quốc (cáp nguồn xuyên biển), xã Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương) và Hòn Tre, Lại Sơn (huyện Kiên Hải). Nhiều đảo đã được đầu tư hạ tầng giao thông quanh đảo, đi lại thuận tiện. Đời sống người dân trên đảo ngày càng phát triển.

Trong chuyến làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng đồng ý cho UBND tỉnh Kiên Giang sớm hoàn tất thủ tục cần thiết để thành lập huyện đảo Thổ Châu (hiện là xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc) để tiếp tục được đầu tư phát triển về du lịch, cũng như về an ninh quốc phòng.

Nông NghiệpVN
Đăng ngày 02/05/2017
Đào Trung Chánh
Kinh tế
Bình luận
avatar

Phát triển cụm liên kết kinh tế biển năm 2030

Đề án phấn đấu tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành được khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030; phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển trước hết ở những khu vực trọng điểm gắn với xây dựng thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, trong đó phát triển được 3-4 trung tâm kinh tế biển mạnh hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cá biển
• 10:08 18/07/2024

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt chi phí sản xuất về thủy sản giữa các nước

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng mà còn góp phần tạo công ăn việc làm và thúc đẩy thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chi phí sản xuất thủy sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia.

Thủy hải sản
• 10:02 17/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 10:39 12/07/2024

Xuất khẩu tôm trong năm 2024 khó về đích

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 4 tỷ USD trong năm 2024 sẽ là một thách thức lớn. Tính đến hết nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm mới chỉ đạt khoảng 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng.

Tôm thẻ
• 09:30 08/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 00:40 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 00:40 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 00:40 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 00:40 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 00:40 23/09/2024
Some text some message..