Suýt chết vì ngộ độc bao tử cá mặt thỏ

Người đàn ông 40 tuổi, vào Bệnh viện quận 2 cấp cứu do tê, liệt tứ chi, chỉ kịp nói "đã ăn bao tử cá mặt thỏ" rồi hôn mê.

Ngộ độc cá mặt thỏ
Bác sĩ Thanh nhận định bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu nhập viện muộn 10 phút. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ Từ Kim Thanh, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện quận 2, cho biết khi nhập viện vào trưa 18/9, người đàn ông đã tê khoang họng, tê mặt, nôn ói, một chốc sau rơi vào hôn mê, liệt toàn thân, rất nguy kịch.

"Diễn tiến bệnh rất nhanh. Trước các triệu chứng ồ ạt đó, chúng tôi nghĩ bệnh nhân bị ngộ độc chất Tetrodotoxin trong cá, mức độ 3-4. Bệnh nhân bắt buộc phải lọc máu hấp thụ chất độc, nếu không sẽ tử vong", bác sĩ Thanh nói.

Ngay lập tức, bác sĩ đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và lọc máu liên tục. Khuya cùng ngày, bệnh nhân dần hồi tỉnh, có thể cử động nhẹ ngón tay, chân.

Chiều 21/9, người bệnh không còn chạy lọc máu liên tục, trả lời được các câu hỏi của bác sĩ điều trị.

Theo bác sĩ, Tetrodotoxin là một loại độc tố thần kinh thường có trong da, gan hoặc thịt của một số sinh vật biển như sam, ốc, bạch tuộc, đặc biệt là cá nóc. Nếu ăn phải thức ăn có độc tố Tetrodotoxin, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như tê, ngứa môi và phía trong miệng, yếu liệt cơ, hạ huyết áp... Các triệu chứng diễn ra rất nhanh, chỉ khoảng 10 phút sau ăn và có thể tử vong sau 30 phút trúng độc nếu không cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ khuyến cáo người dân không nên ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhất là các sinh vật lạ. Sau khi ăn, nếu xuất hiện cảm giác tê đầu lưỡi, nôn ói, mệt mỏi... người dân không tự móc ói, cạo gió, hay sử dụng các phương pháp dân gian. Người nhà cần nhanh chóng bệnh nhân đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Cá mặt thỏ là loài cá có phần đầu giống mặt con thỏ, sống ở vùng biển đảo khu vực miền Trung. Nhiều người dân biển gọi đây là cá nóc mú, do chứa độc tố Tetrodotoxin tương tự cá nóc. Độc trong cá mặt thỏ thường tập trung ở trứng, gan, mật. Chế biến không kỹ, món cá mặt thỏ dính chất độc Tetrodotoxin, người ăn dễ bị ngộ độc.

VnExpress
Đăng ngày 23/09/2020
Thư Anh
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Kháng sinh đồ và hiệu quả giảm thiểu kháng kháng sinh trong nuôi tôm

Kháng sinh hiện nay như một biện pháp trị bệnh cho tôm hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến. Việc này gây ra hệ lụy lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi. Để giải quyết vấn nạn này, kháng sinh đồ trở thành công cụ quan trọng để sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả và bền vững.

Đĩa khuẩn
• 10:16 08/07/2024

Hiện tượng san hô trắng

Hiện tượng san hô trắng, hay còn gọi là tẩy trắng san hô, là một hiện tượng đáng báo động đối với hệ sinh thái biển. Khi môi trường sống bị thay đổi, đặc biệt là nhiệt độ nước biển tăng cao, san hô sẽ bị stress và đẩy tảo ra khỏi cơ thể. Điều này khiến san hô mất đi màu sắc tự nhiên và trở nên trắng toát.

San hô
• 08:00 07/07/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 11:02 25/06/2024

Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
• 11:23 18/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 17:59 21/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 17:59 21/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 17:59 21/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 17:59 21/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 17:59 21/09/2024
Some text some message..