Tận diệt bò biển (Dugong)

Nghe chuyện về loài dugong đã lâu, rằng đó chính là những nàng tiên cá trong thần thoại Hy Lạp. Xưa thủy thủ lênh đênh giữa muôn trùng sóng gió, những đêm trăng sáng, thấy bên mạn tàu nổi lên một thiếu nữ thân người đuôi cá đẹp tuyệt trần cất tiếng hát êm ái, lúc nỉ non sầu thảm. Bao người đã nhảy xuống biển khơi bơi theo nàng… Gần 40 năm dệt biết bao mộng vàng. Ấy thế mà nay, tôi bất ngờ được đề nghị đi… mang da thịt nàng về.

bò biển
Trung bình mỗi năm có 4 - 6 cá thể dugong ở Phú Quốc bị bắt giết lấy thịt làm thực phẩm, thuốc, hàng thủ công mỹ nghệ.

"Một hai ngày tới người ta sẽ thịt một con dugong gần trăm ký. Họ đang chào mời các nhà hàng, khách sạn, mấy người ra nhanh còn kịp!” - chủ một quán ăn điện thoại gióng riết. Nhận tin báo khẩn từ huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, các cán bộ của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR) ủy thác cho tôi lên đường.

Da thịt nàng tiên

Xuống đến sân bay, gọi vào số điện thoại của người đi chào hàng, tôi bị một cơn choáng váng:

- Thịt hết rồi. Chỉ còn da thôi, 400.000 đồng/kg, hầm 3 giờ rồi chấm mắm nêm, ăn giòn và ngon lắm, lại chữa được bệnh đau bao tử - giọng của một phụ nữ chừng 40 tuổi tận tình tư vấn.

- Sao bảo cuối tuần mới thịt cơ mà chị?

- Có gần trăm ký à. Báo có hàng là người ta đăng ký rẹt rẹt. Thịt sớm cho rồi…

Chuyện trò một chặp, người phụ nữ giới thiệu tên Bé, hẹn 30 phút nữa gặp tôi ở quán cà phê ngay cổng sân bay Phú Quốc để rõ thực hư. Tôi nói đặc điểm nhận dạng “áo thun xanh, râu ria xồm xoàm” rồi tim đập rộn rã, mắt liếc đồng hồ, tai ngóng điện thoại. Hai mươi phút sau, chị điện thoại bảo tôi ra khỏi quán rẽ trái đi đến đầu đường nói chuyện. Tôi thực hiện răm rắp.

Tới nơi lại được phen ngớ người. Hóa ra chị là người khách ngồi cách tôi mấy bàn, vừa từ quán bước ra. Đã quan sát thái độ của tôi cả chục phút trong quán, mặt đối mặt, chị lại cật vấn cặn kẽ. Tôi làm bộ một người hám của ngon vật lạ, thổ lộ là cách đây 3 tháng có ra đây được đãi món thịt cá cúi (tên gọi khác của dugong) tại nhà hàng H.G. trên đường Nguyễn Chí Thanh, mê mẩn quá nên lần này nghe nói là vù ra ngay. Đến lúc ấy chị mới trở nên thân mật, tin tôi có nhã ý mua thật chứ không phải “mấy người xấu bụng gọi mình mang hàng đến rồi kêu công an phạt”. Sau đó chị hỏi tôi mấy giờ cần mồi nhậu “để tôi hầm sẵn cho, mang đến quán chú chỉ việc ăn”.

Giao dịch xong xuôi, tôi thở phào, liền gọi cho anh bạn làm ngân hàng. Nghe tôi thông báo vừa ra đảo, anh cười ha ha rồi đùa: “Có ngửi thấy mùi thơm của nàng tiên cá không mà ra đúng lúc thế!”. Và anh báo một cái tin mà phải một lúc sau tôi mới hết lơ lửng trên chín tầng mây. Tin rằng: “Năm giờ chiều nay đến quán N.S.O. đối diện cổng trường cấp ba ăn thịt cá cúi”. Hóa ra số tôi còn may, chậm chân thế mà vẫn còn được cả da lẫn thịt.

Đúng hẹn, tôi đến quán đã thấy tề tựu chục người. Anh bạn giới thiệu tôi là dân buôn đồ cổ từ TPHCM ra. Nhóm khách trong bàn được giới thiệu có ông giám đốc ngân hàng, anh chủ quán ăn, chú chủ vựa cá… Đã thành lệ, nhóm bạn bè chí cốt này mỗi tháng gặp nhau dăm ba bữa cùng “ăn đỏ uống hoang” (ăn, uống những thực phẩm từ xương, thịt của các loài động vật hoang dã). Quả là bữa tiệc của những người lắm tiền nhiều của ở nơi lắm hương rừng vị biển. Cá cúi thịt 2kg chiên, xào lăn, kho lạt; da 2kg hấp; tay mỏng (chân vích) 1kg hầm tiêu xanh, nhắm với rượu cao hổ cốt.

Lần đầu tiên trong đời nhìn thấy miếng da dày hai đốt ngón tay và tảng thịt đỏ au của dugong (cá nược, cá cúi, bò biển), tôi cứ trầm trồ mãi. Anh Thanh, một người trong bàn, góp chuyện: “Tháng rồi, tôi gửi về TPHCM tặng bà chị ký thịt, bả gọi điện kêu: “Trời, gửi thịt heo về đây làm gì cho tốn công”. Tôi bảo ngồi cho vững kẻo té, thịt cá cúi, động vật nằm trong Sách đỏ đấy. Xào lăn nhậu hoặc kho lạt ăn cơm ngon miễn chê mà lại không ngán”…

món ăn từ bò biển
Da dugong trên bàn nhậu.

Điện thoại reo, chị Bé gọi vẻ hứng chí bảo tôi 3 giờ đêm nay sẽ “thịt” con mỏng 75kg và mời tôi mua, chân giá 270.000 đồng/kg, thịt giá 200.000 đồng/kg…

Mấy ngày ở đảo ngọc, lân la đến các nhà hàng sang trọng có, bình dân có, tỉ tê muốn ăn thịt mỏng, cá cúi, nai, rắn, chồn hương…, tôi đều thấy các ông bà chủ điện thoại hỏi chị Bé. Theo tìm hiểu của tôi, người phụ nữ này nhà ở chợ thị trấn Dương Đông, quan hệ rộng và “có máu mặt”. Khi chủ ghe, tàu đánh cá ngoài khơi bắt được động vật hoang dã, họ gọi về, chị cùng chồng (khoảng 42 tuổi) sẽ điện thoại cho các đầu mối để chào hàng. Động vật hoang dã được xẻ thịt ngay trong khoang tàu khi vẫn lênh đênh ở ngoài khơi, rồi chờ đêm tối mới chuyển về nhà chị Bé cấp đông. Sau đó, vợ chồng chị sẽ giao hàng và thu tiền tận nơi khắp huyện đảo hoặc gửi tàu biển cao tốc về thành phố Rạch Giá hay máy bay đi TPHCM, Hà Nội.

Lén lút là đã thành công (!)

Khi tôi kể với ông Nguyễn Hồng Cường, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn biển Phú Quốc, chuyện mua bán da, thịt dugong và vích như kể trên, ông không lấy làm bất ngờ. Ông cho biết giá như thế là đắt hơn cách đây một năm. Ông buồn bã thừa nhận rằng ông và 7 người cộng sự không thể ngăn chặn được nạn buôn bán động vật hoang dã trên địa bàn. “Chuyển được hành vi của các đối tượng này từ hoạt động ngang nhiên như trước đây sang lén lút như hiện nay đã là thành công rồi” - ông Cường buồn bã nói.

Khu bảo tồn biển Phú Quốc được thành lập ngày 3-1-2007. Phạm vi diện tích bảo tồn của khu là 6.825ha cỏ biển từ ven bờ ra 3km, từ xã Bãi Thơm đến xã Hàm Ninh, 9.720ha san hô thuộc cụm đảo xã Hòn Thơm. Đây là nơi phân bố và sinh sống của 108 loại san hô, 135 loài cá rạn san hô, 3 loài cá di cư, 132 loài thân mềm lớn sinh sống trong rạn san hô, 9 loài giáp xác, 32 loài da gai và 6 loài thú biển. Đặc biệt vùng biển có tính đa dạng sinh học khá cao này có loài dugong, rùa biển, cá heo nằm trong danh mục các loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ sinh sống (Sách đỏ). Nhiệm vụ nặng nề, vùng hoạt động bao la vậy mà khu chỉ có 8 người, không có tàu tuần tra, chỉ có một ca nô chạy được gần bờ. Trong khi riêng tàu của ngư dân địa phương đã là 3.000 chiếc, chưa kể cả ngàn chiếc từ nơi khác đến đánh bắt thủy sản trong khu vực.

Đến ngay cả khi nhận được tin báo có cá nhân săn bắt, tiêu thụ các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã thì cán bộ của khu cũng lắm phen khóc hận. “Người ta bắt được vích, dugong thì xẻ thịt ngay ngoài biển, cho thịt vào các giỏ bàng xách lên bờ nên rất khó phát hiện. Có lần người dân điện thoại báo người ta đang bày bán thịt vích ở chợ Dương Đông, chúng tôi đến cũng chỉ thu giữ thịt mang đi tiêu hủy, thu giữ phương tiện hành nghề chỉ có cái thau, phạt người nghèo tiền đâu họ nộp. Người có tiền đi nữa cũng chây ì cho quá thời hạn một năm là quyết định xử phạt hết hiệu lực.

Ý thức kém

Ông Nguyễn Minh Thanh ở khu phố 4, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, mưu sinh bằng nghề đánh lưới ghẹ, cho biết: Khi ngư dân dùng lưới ghẹ, lưới thu và lưới vây đánh bắt thủy sản rất hay dính dugong. Nhưng khi tôi hỏi ông đã đánh được cá thể nào chưa và nếu có dugong dính lưới thì ông có phóng thích cho loài động vật nằm trong Sách đỏ này không thì ông chỉ cười trừ. Nhiều người khác lý luận: Mình có chủ ý đi bắt nó đâu, khi mắc lưới nó chết rồi, thả ra hoài của.

Ông Nguyễn Xuân Hòa, cán bộ nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang, sau 3 chuyến khảo sát, phỏng vấn nhiều người dân vô tình hay hữu ý bắt được dugong, khẳng định chắc nịch: “Sự hiểu biết và ý thức bảo tồn dugong, thảm cỏ biển của ngư dân sống ở Phú Quốc còn rất kém”. Theo ông, trung bình mỗi năm có 4 - 6 cá thể dugong và vài chục cá thể rùa biển bị bắt giết lấy thịt làm thực phẩm, thuốc, hàng thủ công mỹ nghệ. Vùng biển ngư dân thường bắt được nhiều dugong là từ Mũi Dương đến Hàm Ninh và vùng biển Kampot thuộc Campuchia. Dugong ăn cỏ biển vì vậy nhiều ngư dân khác đi đánh bắt hải sản ven bờ cũng tình cờ thấy sự xuất hiện của chúng ở vùng biển thuộc Bãi Dài, Mũi Dương, Bãi Thơm, Bãi Bổn, Hàm Ninh và vùng biển phía Đông Nam An Thới.

Quần thể dugong ở Phú Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do có giá trị kinh tế cao. Một kg thịt dugong có giá khoảng 400.000 đồng, cặp răng nanh của con trưởng thành có thể bán đến 10 triệu đồng. Xương và da của dugong đều bán được cho nhu cầu ẩm thực và chữa bệnh. Chính vì vậy, khi đánh bắt được dugong dù vô tình hay cố ý, người ta đều giết hết. Số lượng dugong và các loài rùa biển đánh bắt được ở Phú Quốc hiện nay đã ít hơn nhiều so với những năm trước đây cũng là điều dễ hiểu.

Bò biển (tên khoa học Dugong dugon) sống ở bờ biển cạn từ châu Phi đến châu Úc. Ở Việt Nam, một lượng cá thể nhỏ được ghi nhận ở vùng biển Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Chúng thường bơi trên mặt nước để thở. Một cá thể trưởng thành có thể dài tới 3m và nặng 400kg. Con cái khoảng 5 năm đẻ một lần, mỗi lần 1 con.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 06/09/2012
Đỗ Quang Tuấn Hoàng
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 07:53 19/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:53 19/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 07:53 19/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 07:53 19/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 07:53 19/09/2024
Some text some message..