Tảo xử lý nước thải hiệu quả vượt bậc khi... nghe nhạc cổ điển

Một nhóm sinh viên tại TP.HCM cho tảo Chlorella sp. nghe nhạc Lý ngựa ô để xử lý nước thải của chợ đầu mối. Ý tưởng độc đáo này đã thu về kết quả đáng ngạc nhiên.

tảo
Xử lý nước thải bằng tảo Chlorella. Ảnh expospain2020

Là người trẻ yêu thích âm nhạc, Trần Phương Uyên cùng 2 người bạn là Trần Văn Bình, Bạch Thị Ngọc Thùy (đều là sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường, Trường ĐH Sài Gòn) không ngờ một ngày lại có thể dùng âm nhạc cho tảo nghe để giải quyết bài toán xử lý nước thải hiện nay.

Trăn trở với vấn đề xử lý nước thải

Kể về cơ duyên đến với đề tài này, Phương Uyên cho biết trong lần tình cờ khi được đi thực tế tại một nhà máy, thấy trong quy trình sản xuất giấm gạo của nhà máy này, ở giai đoạn lên men thì phải bổ sung con giấm, nhưng điều hết sức đặc biệt là con giấm được cho nghe nhạc cổ điển và thính phòng trong phòng cách âm nhằm tăng hiệu quả lên men. Điều này khiến Uyên khá thích thú.

Đặc biệt, cũng vì trăn trở với vấn đề xử lý nước thải nên cả nhóm đã nảy ra một ý tưởng. “Lúc đó, tụi mình đã suy nghĩ nếu như cho những vi sinh vật xử lý nước thải nghe nhạc thì có làm tăng năng suất xử lý không nhỉ?”, Uyên nhớ lại.

Sau đó, nhóm bắt tay vào tìm tài liệu, tuy nhiên tài liệu về kiến thức này tìm được rất ít. Không bỏ cuộc, nhóm quyết định trình bày ý tưởng với thầy hướng dẫn, sau thời gian bàn luận, thầy trò cũng thống nhất được ý tưởng là cho những vi sinh vật xử lý nước thải nghe nhạc nhằm nâng cao hiệu suất loại bỏ các chất ô nhiễm.

Nhóm chọn nước thải ở chợ đầu mối để xử lý. Nước thải chợ đầu mối chứa nhiều thành phần độc hại, gây ảnh hưởng sức khỏe và môi trường sống của người dân.

Tảo cũng nghe nhạc

“Tụi mình lấy mẫu nước thải ở chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM). Sau đó phân lập mẫu nước thải và phát hiện có lượng lớn tảo Chlorella sp. trong đó. Tụi mình quyết định sử dụng chính tảo Chlorella sp. này để xử lý nước thải tại đây vì tính thích nghi cao”, Uyên kể.

Uyên cũng cho biết lượng tảo này sẽ được nuôi cấy tăng sinh khối trong khoảng 1 tháng là đủ số lượng để thực hiện thí nghiệm. Các thí nghiệm sàng lọc được tiến hành trong các điều kiện: có âm nhạc và tảo Chlorella sp.; một bên thì chỉ có Chlorella sp. và không bổ sung yếu tố nào để kiểm chứng. Thí nghiệm được thực hiện trong vòng 10 ngày để khảo sát ảnh hưởng của hai yếu tố đến hiệu quả loại bỏ các thành phần độc hại như TN (tổng ni tơ) và COD (nhu cầu ô xy hóa học).

“Âm nhạc mà tụi mình sử dụng trong thí nghiệm là trên nền nhạc Lý ngựa ô do dàn nhạc dân tộc truyền thống VN trình bày. Kết quả cho thấy hiệu suất xử lý nước thải ở điều kiện Chlorella sp. có âm nhạc cao hơn 20% so với điều kiện chỉ có tảo Chlorella sp.”, Uyên chia sẻ.

Giải đáp về thắc mắc vì sao chọn nhạc Lý ngựa ô mà không phải bài nhạc nào khác? Phương Uyên chia sẻ: “Có những nghiên cứu trước đây đã sử dụng nhạc truyền thống của nước họ để kích thích sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật. Dựa vào đó, tụi mình sử dụng âm nhạc truyền thống của nước mình. Đây cũng là một điểm mới trong nghiên cứu”.

nuôi tảo
Nhóm nghiên cứu và mô hình thí nghiệm. Ảnh NVCC

Vậy tại sao cho tảo nghe nhạc lại làm tăng năng suất xử lý nước thải? Phương Uyên nói: “Đầu tiên thì tảo là một tế bào sống, sóng âm lan truyền trong bể sẽ tác động lên màng tế bào của tảo. Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu có đề cập là sóng âm nhạc như một dao động liên tục đi được trong các môi trường rắn, lỏng theo phương dọc và ngang tác động lên môi trường và ở tần số thích hợp nó sẽ kích thích quá trình trao đổi chất và sinh tổng hợp của tế bào nên làm tăng sự phát triển, trao đổi chất, hấp thu các chất ô nhiễm”.

Theo tìm hiểu của nhóm thì hiện nay vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào dùng phương pháp này để xử lý nước thải. Cũng chính vì thế, trong quá trình thực hiện đề tài này, nhóm gặp không ít khó khăn.

“Vì đây là nghiên cứu mới nên tụi mình tìm tài liệu khá khó khăn. Bên cạnh đó, tảo Chlorella sp. không phải lúc nào cũng phát triển tốt nên công đoạn nuôi cấy tăng sinh khối phải mất nhiều thời gian…”, Uyên tâm sự.

Có khả năng ứng dụng cao

Đánh giá về nghiên cứu này, PGS-TS Bùi Mạnh Hà, nguyên Trưởng bộ môn công nghệ và kỹ thuật môi trường, Khoa Môi trường, Trường ĐH Sài Gòn, cho biết nghiên cứu sử dụng âm nhạc để nuôi tảo, hay sử dụng sóng âm nhạc để nuôi vi sinh vật nói chung thì trên thế giới đã có, mặc dù chưa nhiều và chỉ khoảng 2 - 3 nghiên cứu. Nhưng việc sử dụng sóng âm nhạc kết hợp nuôi tảo để xử lý nước thải thì trên thế giới chưa có nghiên cứu nào, nên đây là tính mới của nghiên cứu này.

“Nghiên cứu cũng cho thấy được hiệu quả của việc sử dụng sóng âm nhạc nuôi tảo để xử lý nước thải, đây là hướng mở đầu cho việc áp dụng tảo với sóng âm nhạc hoặc các loại vi sinh khác trong xử lý nước. Nghiên cứu làm gia tăng hiệu quả xử lý nước thải bằng một phương pháp mà có thể nói là êm dịu. Vì chỉ cần cho tảo nghe nhạc và trong quá trình xử lý thì âm nhạc làm kích thích để tăng hiệu quả mà không phải cho thêm dinh dưỡng hay các hóa chất khác. Sóng âm nhạc vừa kích thích tảo vừa làm cho người vận hành cảm thấy dễ chịu”, PGS-TS Hà nhìn nhận.

Tuy nhiên, PGS-TS Bùi Mạnh Hà cho rằng nhóm cần kết hợp thêm với các bên nghiên cứu sinh học để xem thử trong các giai đoạn thì tảo thay đổi như thế nào, ngoài câu chuyện sinh khối hoặc các thông số xử lý thì còn cần phải nghiên cứu trong bản thân tảo, để làm rõ hơn về cơ chế.

PGS-TS Hà đặt nhiều kỳ vọng: “Hiện nay đã có đơn vị trong quy trình sản xuất bột ngọt thì tại quá trình lên men cho con giấm nghe âm nhạc và chất lượng bột ngọt tốt hơn. Cho nên về mặt ứng dụng của phương pháp này sẽ có tiềm năng và có khả năng ứng dụng cao”.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 18/02/2022
Nữ Vương
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 06:05 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:05 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 06:05 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 06:05 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 06:05 20/09/2024
Some text some message..