Tay trắng nổi cơ đồ

Thông qua các tổ chức chính trị, xã hội, tạo lập kênh dẫn vốn đến với nông nghiệp, nông dân, nông thôn có hiệu quả, Agribank đang ngày càng nắm chắc thị phần nông thôn. “Tổ vay vốn được ví như “cánh tay nối dài” của ngân hàng đến với bà con nông dân ”, Phó Giám đốc Agribank Nam Định Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.

tay trang noi co do
Trang trại mang lại lợi nhuận 400 - 500 triệu đồng/năm của anh Bùi Thọ Thính (Thái Bình) khởi nghiệp từ 5 triệu đồng vay của Agribank

Tay trắng mà nên

Nhìn cơ ngơi mô hình trang trại vườn của anh Hoàng Xuân Lập xã Xuân Canh huyện Đông Anh (Hà Nội), không ai nghĩ rằng mô hình này cũng được gây dựng bằng những đồng vốn nhỏ vay của Agribank (2 đến 7 triệu đồng) từ năm 2001.

Hiện nay, anh Lập đang có dư nợ tại Agribank 500 triệu đồng, nguồn vốn vay được đầu tư vào trồng cây cảnh, hoa… mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình từ 300 – 500 triệu đồng. Ngoài tạo công ăn việc làm cho gia đình, anh Lập còn tạo việc làm thường xuyên cho hai lao động địa phương với mức thù lao từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng. Vào vụ như Tết thì anh còn phải thuê thêm hàng chục lao động.

Còn ông Đào Thiện Chiến ở thị trấn Quất Lâm, Giao Thủy (Nam Định) vốn là người năng động đã mạnh dạn chuyển đổi từ làm muối sang nuôi tôm. Được người thân ủng hộ, phần còn thiếu ông vay của Agribank chi nhánh Giao Thủy. Tổng số tiền đầu tư vào khu đầm nuôi tôm hết khoảng 2 tỷ đồng, trong đó vốn vay của Agribank 400 triệu đồng. Vụ đầu tiên thu hoạch đã lãi 500 triệu đồng, phần ông Chiến để lại đầu tư, phần còn lại trả nợ ngân hàng và người thân.

Cũng lập nghiệp từ 5 triệu đồng vay Agribank cách đây gần vài năm thông qua tổ vay vốn, anh Phạm Văn Cảnh, xóm 23, xã Hải Đường (huyện Hải Hậu, Nam Định) nay đã xây được nhà khang trang, mua 2 xe tải cho con trai kinh doanh, đầu tư vốn cho con trai nuôi tôm ở Thái Bình, buôn thóc gạo, làm địa lý thức ăn chăn nuôi. Từ một trong những hộ nghèo của xã, nhờ đồng vốn của Agribank gia đình ông Cảnh thoát nghèo và hiện là khách hàng “VIP” của Agribank chi nhánh Hải Hậu với hạn mức tín dụng lên tới 1 tỷ đồng..

Kênh dẫn vốn hiệu quả

Phó Giám đốc Agribank Nam Định Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ, tổng số tổ vay vốn của chí nhánh tính đến 31/7/2013 là 2.756 tổ, số hộ vay vốn còn dư nợ là 54.986 hộ, dư nợ thông qua tổ vay vốn là 3.489 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 57,1% / tổng dư nợ. Như vậy, các tổ tổ vay vốn được ví như cánh tay nối dài tạo kênh dẫn vốn hiệu quả.

Ông Hoàng Văn Tuyến, tổ trưởng tổ vay vốn xóm 16, xã Hải Anh (Hải Hậu-Nam Định) cho biết, khi hộ nông dân có nhu cầu vay vốn, tổ trưởng đã cùng cán bộ tín dụng ngân hàng đi kiểm tra cụ thể từng trường hợp trước khi quyết định cho vay. “Với trách nhiệm là tổ trưởng tổ vay vốn, sau khi cho vay tôi thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả gốc và lãi đúng hạn, không có nợ quá hạn”, ông Tuyến cho biết.

Còn tại tỉnh Thái Bình, các tổ vay vốn cũng đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc chuyển tải kênh dẫn vốn đến cho nông dân. Đến nay, toàn tỉnh Thái Bình đã thành lập được 1.600 tổ vay vốn ở 285 xã, thị trấn với 34.643 thành viên. Tính đến 27/8/2013, dư nợ cho vay qua các tổ vay vốn đạt 793 tỷ đồng.

Tính đến 30/6/2013, toàn hệ thống Agribank có 40.839 tổ vay vốn cho vay thông qua Hội Nông dân, Hội phụ nữ làm tín chấp… tổng dư nợ cho vay qua tổ vay vốn: 26.952 tỷ đồng.

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 13/09/2013
ngọc quyết
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 04:27 24/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 04:27 24/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 04:27 24/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 04:27 24/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 04:27 24/09/2024
Some text some message..