Thái Bình cảnh báo xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm

Đến nay, toàn tỉnh đã thả được 473,2 triệu tôm giống trên diện tích 2.758,8ha, trong đó tôm thẻ 221,3 triệu con (240ha), tôm sú 251,9 triệu con (2.518ha). Tuy nhiên, bệnh đốm trắng trên tôm đã xuất hiện tại hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy, vì vậy người nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp để phòng, chống bệnh, hạn chế thiệt hại về kinh tế.

tôm chết
Tôm chết đầu vụ trở thành nỗi ám ảnh kinh niên của người nuôi.

Giữa cánh đồng lộng gió mặn mòi vị biển, ông Vũ Văn Tiến, thôn Chí Cường, xã Nam Cường (Tiền Hải) rầu rĩ nhìn ao tôm 1.500m2 đã chết trắng. Tôm chết đầu vụ đã trở thành nỗi ám ảnh kinh niên của người dân nơi đây. Tôm khi bị bệnh không thể cứu chữa. Đặc biệt, bệnh lan rất nhanh, khống chế khó khăn. Nói về nguyên nhân, ông Tiến cũng như nhiều hộ nuôi không rõ từ đâu, có thể do thời tiết, môi trường nước hay nhiễm bệnh ngay từ con giống. Không chỉ ông Tiến, toàn xã Nam Cường hiện đã có 30 ao tôm xuất hiện bệnh đốm trắng trên diện tích 45.210m2 với 121,9 vạn tôm giống. 

Đến ngày 13/5, huyện Thái Thụy đã thả được 939ha tôm, trong đó tôm thẻ chân trắng 69ha, tôm sú 870ha. Hiện bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại 8 ao, đầm của các hộ ở hai xã Thụy Hải, Thái Đô với diện tích 1,83ha, số lượng 81 vạn tôm giống. 

Ông Lê Văn Hoan, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thái Thụy cho biết: Tôm chết rải rác từ ngày 3/5 sau 40 - 45 ngày thả nuôi. Nguyên nhân ban đầu được nhận định do thời tiết những ngày qua diễn biến phức tạp, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn kèm theo các trận mưa rào đầu mùa làm môi trường ao nuôi biến đổi bất lợi khiến tôm yếu dần dẫn đến sức đề kháng giảm, tạo điều kiện cho vi rút bệnh đốm trắng phát triển. 

Ngay sau khi nhận được thông tin có hiện tượng tôm chết xảy ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với Chi cục Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương xác minh nguyên nhân và hướng dẫn biện pháp xử lý theo quy định. 

Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Ngoài nguyên nhân do thời tiết, qua nắm bắt tại một số hộ nuôi của hai xã Nam Cường, Đông Minh (Tiền Hải), chúng tôi xác định thêm một số nguyên nhân khác như: mua con giống không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch dẫn đến tôm giống bị nhiễm bệnh; cải tạo ao đầm chưa kỹ dẫn tới mầm bệnh vẫn lưu cữu trong ao; việc cấp nước cho ao nuôi tôm là cấp nước trực tiếp (không qua ao lắng, ao xử lý) dẫn đến mầm bệnh theo nguồn nước cấp lây nhiễm cho tôm; cách ly ao tôm với các ký chủ trung gian chưa được triệt để bởi vi rút bệnh đốm trắng sống trong các ký chủ trung gian như còng, cáy, tép... Bên cạnh đó, việc dùng chung các dụng cụ như chài, lưới, ống bơm nước cũng là đường truyền bệnh vi rút đốm trắng trên tôm. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan chính là việc nuôi tôm theo kiểu tự phát, đầu tư hạ tầng nuôi mang tính chộp giật, một số hộ tận dụng ao nuôi ngao giống để nuôi thả tôm, không có hệ thống quạt sục khí, mực nước ao nuôi theo khuyến cáo từ 1,2m trở lên nhưng qua kiểm tra thực tế có hộ nuôi chỉ đạt 0,5m. 

Bệnh đốm trắng do vi rút trên tôm nuôi đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để chủ động phòng, chống, ngăn chặn kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo các hộ nuôi có ao tôm bị bệnh phải thực hiện ngay việc thu gom, tiêu hủy tôm bị chết, không được vứt xác tôm chết bừa bãi, không được xả nước của ao nuôi tôm đã bị bệnh ra kênh mương thủy lợi làm ảnh hưởng đến môi trường và các hộ nuôi tôm khác. Xử lý triệt để mầm bệnh trong ao bằng hóa chất Chlorine nồng độ 30ppm (30g/m3 nước), giữ nguyên mực nước trong ao đã xử lý sau 7 - 10 ngày mới được xả nước ra ngoài môi trường chung. Đối với những ao nuôi nghi nhiễm bệnh cần hoành triệt ngay cống cấp và kênh tiêu, không được tùy tiện xả nước ra ngoài các kênh dẫn khi chưa được xử lý các loại hóa chất theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đối với những ao nuôi chưa có hiện tượng tôm chết, trong thời gian này không nên lấy nước vào ao mà định kỳ 7 - 10 ngày/lần sử dụng vôi bột, hóa chất hoặc chế phẩm vi sinh học để xử lý ổn định môi trường ao nuôi. 

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến ngày 12/5, bệnh đốm trắng trên tôm đã xuất hiện ở 46 ao nuôi của 32 hộ thuộc 4 xã: Thụy Hải, Thái Đô (Thái Thụy), Đông Minh, Nam Cường (Tiền Hải). Diện tích ao bị bệnh là 6,9ha; số lượng giống thả 2,6 triệu con. Chi cục Thủy sản khuyến cáo các địa phương khi tình hình dịch bệnh ổn định cần thực hiện nghiêm khuyến cáo của ngành Nông nghiệp và cải tạo ao nuôi, thả lại tôm cỡ lớn từ 2 - 3cm/con hoặc san thưa mật độ tôm từ ao nuôi không bị bệnh nuôi xen ghép với cua xanh hoặc chuyển đổi sang các đối tượng nuôi khác phù hợp với điều kiện ao nuôi, không để tình trạng diện tích bị bỏ hoang.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 18/05/2021
Ngân Huyền
Dịch bệnh
Bình luận
avatar

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 10:35 05/07/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 10:41 30/06/2024

Đen mang trên tôm: Hạn chế nguồn cung hữu cơ

Hiện tượng mang tôm bị đen là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến nhất trong nuôi tôm. Bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn gọi là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio harveyi, hoặc Vibrio alginolyticus. Bệnh có thể lan rộng nhanh chóng và gây tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm đen mang
• 10:04 27/06/2024

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm và biện pháp phòng chống

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) còn được biết đến là “Hội chứng chết sớm”, do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ chết có thể lên đến 90% sau 3-5 ngày phát hiện.

Tôm thẻ
• 08:00 21/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 15:45 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:45 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 15:45 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 15:45 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 15:45 20/09/2024
Some text some message..