Thái Bình: Chủ đầm cá vược chết cóng phụ thuộc hoàn toàn thương lái

Theo ông Tạ Duy Bình, Phó chủ tịch UBND xã Thụy Hải (Thái Thụy, Thái Bình), số cá vược chết cóng ngày càng tăng. Hàng trăm chủ đầm phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái.

cá vược
Theo  ông Tạ Duy Bình, Phó chủ tịch UBND xã Thụy Hải (Thái Thụy, Thái Bình), s  ố lượng cá vược chết cóng tại địa phương ngày càng tăng lên. Ảnh: Đức Hiếu.

Trao đổi với Zing.vn, ông Tạ Duy Bình, Phó chủ tịch UBND xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình cho biết, số lượng cá vược chết cóng ngày càng tăng lên. Bởi tại một số đầm, cá còn ngắc ngoải trong đợt rét đậm rét hại vừa qua, có biểu hiện nổi lên mặt nước. Địa phương đang tiếp tục thống kê số lượng cũng như thiệt hại trong toàn xã.

Khảo sát tại xã Thụy Hải, ông Bình xác nhận, việc thương lái ép giá cá vược xuống còn 15.000-20.000 đồng/kg là có thật. Bà con đang lựa chọn những con còn tươi, to để cấp đông. Số còn lại được đem ra chợ bán song mức giá ngày càng rẻ đi, phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của thương lái. "Nông dân bán được thì bán không bán được thì mang về", ông Bình cho biết.

Mấy ngay gần đây, một số xe ở các tỉnh về mua với số lượng lớn để đem bán lẻ nhưng do số lượng cá chết quá lớn nên lượng tồn còn rất nhiều.

Ông Bình cho biết, từ khi địa phương phát triển nuôi cá vược, hiện tượng cá chết cóng chưa từng xảy ra. Năm trước, thời điểm tháng 7-8, trời nắng nóng, một lượng ít cá bị chết ngạt do thiếu ôxy song chính quyền địa phương đã khắc phục tức thời cho bà con nông dân.

"Mấy ngày vừa qua, bà con cũng tìm đủ mọi biện pháp nhưng không cứu nổi cá bởi diện tích đầm quá to, không thể tìm cách sấy cho nóng hàng nghìn m3 nước được", ông Bình cho hay.

Xảy ra tình trạng này, chính quyền không có biện pháp gì can thiệp được vì lượng nhu cầu bán cá quá lớn. Lẽ ra, cá  được bán rải rác từ nay cho đến sau Tết. Nhưng hiện tại, số lượng lớn dồn vào cùng lúc. Theo xác nhận của lãnh đạo chính quyền, không chỉ Thuỵ Hải, tất cả các xã ven biển ở huyện Thái Thụy đều lâm vào tình trạng tương tự.


Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, hơn 2 tấn cá vược chết cóng đã được tiêu thụ hết tại một điểm bán ở Hà Nội. Ảnh: NVCC. 

Phó chủ tịch UBND xã Thụy Hải cũng cho biết, việc tiêu thụ cá vược ở địa phương từ trước nay đều phụ thuộc vào thương lái đến thu mua đi bán ở các tỉnh. Địa bàn huyện không có một doanh nghiệp hay công ty chế biến sản phẩm này. Do đó, việc tìm đầu ra giúp bà con tiêu thụ cá vược thời điểm này là rất khó khăn.

Có người nhà làm chủ đầm bị thiệt hại trong lần rét kỷ lục vừa qua, chị Phí Thị Mơ (Hoàng Mai, Hà Nội), đã huy động xe tải nhỏ về tận Thái Thụy thu mua cá giúp bà con lên Hà Nội bán. Giá bán loại có cân nặng 500 g-1,2 kg một con dao động 60.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/3 so với giá trên thị trường.

Chị Mơ cho biết, trong 3 ngày cứu trợ bà con quê hương, chị đã tiêu thụ được gần 10 tấn, chỉ riêng ở thị trường Hà Nội. Trong ngày 29/1, chỉ vài tiếng buổi trưa, 2 tấn cá vược đã tiêu thụ gần hết, hiện còn còn 20 kg.

Trong ngày tới, chị Mơ sẽ tiếp tục bán giúp bà con nông dân. Cá sẽ được tập kết ở khu vực chợ Bách Khoa. Song, theo chị Mơ, hiện ở Thái Bình, hàng nghìn tấn cá vược vẫn đang được bà con vớt lên. Những con to, tươi mới được bà con chọn cấp đông do máy móc hạn chế. Số còn lại vứt bỏ ngoài đồng.

"Lượng lớn cá vẫn đang được ủ đá chờ thương lái đến mua. Song, tôi mong muốn các đơn vị thu mua lớn, có uy tín hỗ trợ bà con, tránh tình trạng ép giá bởi với giá bán hiện tại, gần như các chủ đầm cá vược đã mất trắng", chị Mơ chia sẻ. 

Zing, 29/01/2016
Đăng ngày 30/01/2016
Ngọc Lan
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 22:40 22/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 22:40 22/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 22:40 22/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 22:40 22/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 22:40 22/09/2024
Some text some message..