Thái Thụy: Nông dân thu tiền tỷ từ nuôi tôm

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Thái Thụy đang tập trung thu hoạch tôm vụ xuân hè. Trong đó nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp đã thu hoạch được chục tấn tôm thẻ chân trắng, doanh thu đạt hàng tỷ đồng.

Thái Thụy: Nông dân thu tiền tỷ từ nuôi tôm
Nông dân Thái Thụy thu hoạch tôm nuôi.

Vụ xuân hè năm nay, Thái Thụy nuôi thả hơn 107 triệu con tôm sú/1.046ha và gần 43 triệu con tôm thẻ chân trắng/77ha. Tôm sú được nuôi thả theo hình thức quảng canh và tôm thẻ chân trắng nuôi theo hình thức công nghiệp, bán thâm canh. 

Vụ nuôi thả này, toàn huyện đã mở rộng 40ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghiệp tập trung tại các xã: Thái Thượng, Thái Nguyên, Thụy Hà. Nuôi tôm công nghiệp đang là xu thế phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của huyện hiện nay khi khắc phục được những điều kiện khó khăn về thời tiết, dịch bệnh..., từ đó giúp tăng số vụ nuôi, giảm thiểu rủi ro khi nuôi thả. 

Ông Nguyễn Quang Bộ, chủ hộ nuôi tôm công nghiệp tại xã Thái Thượng cho biết: Vụ này, nhà tôi nuôi thả tôm thẻ chân trắng hơn 1ha. Sau gần 2,5 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ thương phẩm nên gia đình đã tiến hành thu hoạch. Sản lượng tôm thu được đạt 11 tấn, với giá bán 140 triệu đồng/tấn cho doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng. Nhìn chung sản lượng và giá bán tôm nuôi năm nay không cao nên lợi nhuận nuôi tôm không tăng nhiều so với vụ xuân hè năm trước. Hiện nay, tôi đang tích cực cải tạo, nạo vét ao nuôi để chuẩn bị nuôi tôm vụ thứ 2 trong năm, nếu thời tiết thuận lợi sẽ xuống giống nuôi thả vào đầu tháng 8.

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp tại xã Thái Thượng đang thu hoạch tôm vụ xuân hè, thậm chí có hộ đã thu đến vụ thứ 2. 

Theo ông Phạm Văn Đồi, cán bộ thủy sản xã: So với thời gian nuôi tôm quảng canh khoảng 3 tháng thì nuôi tôm công nghiệp chỉ từ 2 - 2,5 tháng/vụ. Hơn nữa, nhiều hộ nuôi tôm qua vụ đông đã thu hoạch vào tháng 3 rồi lại nuôi thả đến nay thu hoạch tiếp vụ thứ 2 và chuẩn bị nuôi thả tới vụ thứ 3 trong năm. Toàn xã, hiện có 30ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghiệp và đã thu hoạch được 110 tấn, còn lại hơn 230ha nuôi tôm sú quảng canh mới thu được gần 2 tấn. Dự kiến trong năm 2018, 30ha nuôi tôm công nghiệp tại xã sẽ cho thu hoạch trên 200 tấn tôm thương phẩm.

Bên cạnh những hộ nuôi tôm công nghiệp, các hộ nuôi tôm sú tại các xã ven biển huyện Thái Thụy cũng đang tiến hành thu hoạch hoặc thu tỉa thưa để nuôi ghép với một số loại thủy sản khác. Tuy nhiên, trái với không khí nhộn nhịp tại các hộ nuôi tôm công nghiệp thì việc thu hoạch tôm sú có phần “ảm đạm” hơn nhiều do sản lượng đạt thấp. Điển hình như một số xã: Thái Đô nuôi thả 35 triệu con tôm sú/425ha thu hoạch được 10 tấn; xã Thụy Trường nuôi thả 26 triệu con/203ha thu hoạch 17 tấn... Tính đến ngày 15/7, toàn huyện Thái Thụy thu hoạch được 149 tấn tôm thẻ chân trắng, 43 tấn tôm sú.

Theo nhận định của ngành Nông nghiệp huyện, vụ nuôi tôm xuân hè năm nay có những diễn biến phức tạp, đầu vụ nuôi bệnh đốm trắng xảy ra ở các xã: Thụy Trường, Thái Thượng, Thụy Hải gây chết tôm ở một số hộ nuôi. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác xử lý nên đã giúp ngăn ngừa, kiềm chế bệnh đốm trắng phát sinh lây lan ra các vùng nuôi tôm tập trung, tránh gây thiệt lớn cho các hộ nuôi trồng. 

Theo ông Đỗ Văn Tiện, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Để chủ động thu hoạch vụ nuôi tôm xuân hè và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nuôi vụ tiếp theo bảo đảm khép kín chu kỳ nuôi, ngành Nông nghiệp huyện đã tích cực đôn đốc các HTX nuôi trồng thủy sản, hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm. Đối với những ao tôm thu tỉa, sau khi thu hoạch khuyến cáo hộ nuôi vẫn tiến hành chăm sóc bình thường, đồng thời làm tốt khâu quản lý môi trường ao nuôi để những cá thể tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm có điều kiện phát triển tốt và tiến hành thu hoạch vào những ngày tiếp theo. 

Ngoài ra, ngành Nông nghiệp huyện đang tích cực đôn đốc, chỉ đạo người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ thủy sản trong mùa mưa bão, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 31/07/2018
Trần Tuấn
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 6 năm 2024 tăng 2,9% (847,4 tấn) so cùng kỳ năm 2023

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Tàu thuyền thủy sản
• 14:22 17/07/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 146.445,2 tấn

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 146.445,2 tấn, tăng 2,9% ( tăng 4.161,2 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu
• 08:00 06/07/2024

Thu nhập ổn định từ việc nuôi cá lồng bè trên hồ chứa

Nhờ tận dụng tiềm năng dồi dào của nguồn nước hồ chứa thủy lợi Mỹ Thuận (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát), nhiều hộ dân ở đây đã phát triển nghề nuôi cá lồng với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như cá điêu hồng, cá thát lát,...

Nuôi lồng bè
• 10:25 03/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 10:22 28/06/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:26 24/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:26 24/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:26 24/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:26 24/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:26 24/09/2024
Some text some message..