"Thất thủ" trước tình trạng bao ví đầm Thị Tường

Cách đây vài năm đã có phương án quy hoạch lại đầm, nhưng phương án này nhiều lần thông qua vẫn chưa được sự đồng ý bởi thiếu yếu tố rất quan trọng, đó là phương án an sinh cho hàng trăm hộ dân xưa nay cuộc sống không thể tách rời đầm.

"Thất thủ" trước tình trạng bao ví đầm Thị Tường
Đã có chỉ đạo quy hoạch lại khu vực đầm Thị Tường, nhưng trong thời gian này nhiều ngôi nhà, căn chòi vẫn được người dân xây cất. Ảnh: PHONG PHÚ

Chiếc vỏ máy đưa chúng tôi đến căn nhà chơi vơi giữa đầm Thị Tường, nơi sinh sống, tá túc của vợ chồng anh Thái Phước Lợi và Trần Thị Thi. Đã quá quen thuộc với nơi đây, cũng như cách mà người dân mưu sinh trên mặt đầm, nên dù có xót xa, chúng tôi không quá ngạc nhiên khi anh Lợi chia sẻ về những khó khăn khi cuộc sống hằng ngày phụ thuộc hoàn toàn vào mặt đầm trong hơn 20 năm qua.

Nhưng điều chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng khi nghe anh Lợi cho biết, toàn bộ diện tích gần 8 ha mặt đầm của gia đình anh quản lý hiện nay là do gia đình bỏ tiền ra nhượng lại. Tò mò tìm hiểu thêm câu chuyện mua bán mặt đầm mà tư xưa đến nay nó thuộc quyền quản lý của Nhà nước thì anh Lợi thản nhiên cho biết thêm: “Có những bãi đã bán, đi nhượng lại qua nhiều người và nhiều thế hệ”.

Rời nhà anh Lợi, chúng tôi tiếp tục đến gia đình anh Trương Văn Khắc, một trong những hộ được xem là hộ gốc ở trên đầm Thị Tường hiện nay. Theo chia sẻ của anh Khắc, phần diện tích mặt đầm của gia đình mà hằng ngày anh đặt lú để kiếm sống cũng được anh mua cách đây hơn chục năm.

Phó chủ tịch UBND xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Chuyện cho thuê, mua bán mặt nước để kinh doanh, sinh sống ở đầm tự phát trong dân là có. Tuy nhiên, địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn hay cơ chế để xử lý hiệu quả. Đến nay, riêng việc sinh sống gắn chặt với đầm ở xã Phú Mỹ có 60 hộ, đó là chưa kể việc các hộ tự hợp đồng thuê lại của người dân để nuôi sò huyết”.

Trên tuyến kinh Cái Chim, từ huyện Cái Nước về Phú Tân, dọc theo tuyến lộ Vàm Đình cũng thế. Dày đặc những hàng rào bằng lưới mành, cũ có, mới có. “Gần đây có nghe huyện thông báo tháo dỡ rào nuôi sò trên sông. Nhưng thông báo vừa qua thì đâu lại vào đó. Mấy chú thấy đó, rào cũ có, rào mới cũng mọc lên nhiều. Riết rồi những người làm nghề đặt lú như tôi cũng hết đất để cày”, một người dân ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, nói như than. Ở tuyến này hầu hết rào nuôi sò được thuê với giá 1 triệu đồng/công mặt nước/năm.

Có thể thấy, việc tự phát trong nuôi sò huyết trên sông đang diễn ra khá mạnh mẽ ở Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời. Chỉ tính riêng trên tuyến sông Bảy Háp, đoạn qua xã Đất Mới, huyện Năm Căn và xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân thì lâu nay tình trạng bao ví bãi nuôi sò huyết đã ngang nhiên lấn ra hơn một nửa sông Bảy Háp, tính từ phía bờ Đất Mới.

Như nấm sau mưa, thấy một người ăn nên làm ra thì ồ ạt nhiều người làm theo. Dần dà, đến nay khu vực vàm sông Bảy Háp gần ngã tư Rạch Chèo trở nên lộn xộn. Những khu lưới mành nối tiếp hàng cây số, kèm theo đó là những căn chòi canh và những bảng quảng bá thương hiệu, rao bán sò huyết giống.

Qua kết quả rà soát của Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân vào năm 2016 cho thấy, tổng số hộ nuôi sò huyết trên các tuyến sông, kinh rạch trên địa bàn huyện là 123 hộ (chưa kể đầm Thị Tường). “Kết quả rà soát chắc chắn sẽ cao hơn về số lượng người nuôi và diện tích vùng nuôi”, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân Trần Quốc Yên khẳng định.

Chỉ vì lợi nhuận

Lợi nhuận luôn được lấy làm yếu tố trung tâm cho mọi bài toán trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc tác động đến môi trường, giao thông… ít được chú ý, có chăng cũng chỉ dừng lại ở các hình thức đối phó. Việc nuôi sò trên sông, đầm hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng thế. Thậm chí đã có nhiều trường hợp mất tình nghĩa xóm làng chỉ vì lợi nhuận.

Theo anh Thái Phước Lợi, hầu hết các dãy rào lưới hiện hữu trên đầm Thị Tường là do các hộ dân từ nơi khác đến thuê để nuôi sò huyết. Người dân bản địa ít thực hiện mô hình nuôi vì cần nhiều vốn. Giá thuê mặt nước và mua bán vùng nuôi không nơi nào giống nơi nào. Bởi khu vực đầm là nơi tiếp giáp giữa 3 huyện: Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Tuỳ theo điều kiện của bãi, dòng chảy… mà khu vực cho thuê, mua bán có giá chênh lệch khác nhau.

Phong trào nuôi sò huyết trên sông đã lan rộng ở các địa phương Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Cái Nước từ trước năm 2013. Kể từ đó, đã có không ít văn bản chỉ đạo để kiểm soát việc cho thuê, mua bán vùng nuôi sò huyết trên các tuyến sông, rạch, cửa biển… Nhưng do huê lợi từ nuôi sò huyết đã làm xáo trộn sự quản lý của chính quyền địa phương.

Thực tế cho thấy, ngay cả khu vực đầm Thị Tường, huyện Phú Tân vẫn có khu bao ví nuôi sò huyết của công chức là nhân viên đang công tác tại các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh. Và còn nhiều hộ có “khả năng” tài chính khác đang nhộn nhịp kinh doanh, mở rộng hình thức khai thác diện tích mặt nước trên đầm Thị Tường. Trong khi những nông dân mấy mươi năm bám đầm để sống thì từ những “ông chủ” cho thuê đất nay trở thành những người giữ thuê để mong kiếm được thu nhập nuôi sống gia đình.

Trước tình hình tự phát rầm rộ như trên, Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân đề xuất UBND huyện xem xét quy hoạch một số khu vực nuôi sò tập trung tại các bãi biển ven bờ ở khu vực Mỹ Bình, Cái Đôi Vàm... và quy định thời gian dèo sò huyết giống khu vực ven biển theo mùa vụ, sau khi thu hoạch xong phải tháo dỡ các dụng cụ rào chắn, tránh gây cản trở.

Bên cạnh đó, đối với tuyến sông, kinh rạch, Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân đề nghị UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn không cho phép người dân nuôi sò trong khu vực này. Tuy nhiên, kế hoạch của cơ quan chức năng hiện nay vẫn nằm trên giấy. Việc triển khai vào thực tế như thế nào là một vấn đề khác bởi ảnh hưởng đến lợi ích quá lớn của người dân.

Việc người dân nuôi sò huyết trên sông, đầm phát triển mạnh bởi hình thức nuôi khá đơn giản. Thời gian nuôi sò huyết từ 8 tháng đến 1 năm. Phần lớn bà con sử dụng lưới mành bao xung quanh các bãi đất bồi ven sông và thả sò nuôi. Hiệu quả kinh tế rất cao, chỉ cần 100 m2 ươm sò giống trong vòng 2-3 tháng có thể mang về thu nhập cả trăm triệu đồng.

Tuy vậy, đã qua tình trạng sò nuôi “bỏ vỏ” cao, hao hụt đến 30-40% đã diễn ra. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2, việc nuôi nhuyễn thể thiếu kiểm soát, thiếu quy hoạch có thể làm gia tăng các bệnh trên nhuyễn thể và lan truyền sang các loài thuỷ sản khác, trong khi các vùng nuôi như đã nói đều liền kề vùng nuôi tôm ở các địa phương.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 06/04/2018
Phong Phú - Nguyễn Phú
Môi trường
Bình luận
avatar

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Bình Định: Những chú rùa con đầu tiên chào đời tại bãi biển xã Nhơn Hải

Theo Tổ chức cộng đồng (TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải cho biết vào lúc 19h tối ngày 8.7 có những chú rùa con xuất hiện trên bãi biển tại làng chài Nhơn Hải ( TP Quy Nhơn ). Qua kiểm tra anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên TCCĐ xác nhận đây là rùa con nở từ ổ trứng rùa đầu tiên do rùa mẹ mang số thẻ VN 1078 đẻ vào đêm 21.5. Từ khi trứng được đẻ ( 21.5) đến khi nở (8.7) là 7 tuần, sớm hơn 1 tuần so với dự kiến.

Rùa con
• 11:29 10/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:34 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 11:23 04/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 03:37 23/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 03:37 23/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 03:37 23/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 03:37 23/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 03:37 23/09/2024
Some text some message..