Thủy điện Mekong đe dọa cá heo quý

Các nhà hoạt động môi trường yêu cầu chấm dứt các dự án thủy điện dọc sông Mekong

Cá heo Irrawaddy
Cá heo Irrawaddy có nguy cơ bị đập thủy điện tận diệt Ảnh: WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) hôm 19-2 cảnh báo việc xây đập thủy điện Don Sahong trên sông Mekong ở Lào có thể đe dọa đến lượng cá heo nước ngọt Irrawaddy ít ỏi tại Campuchia.

Tuyên bố của WWF nêu rõ nếu đập thủy điện này được xây, nó sẽ nằm không xa nơi sống ưa thích của cá heo Irrawaddy quý hiếm. Campuchia ước tính chỉ còn khoảng 85 con cá heo Irrawaddy, sống trên đoạn sông dài 190 km nằm giữa miền Đông Bắc nước này và miền Nam nước Lào.

Theo các nhà bảo tồn, đập thủy điện nói trên sẽ hạn chế dòng cá bơi từ thượng nguồn xuống hạ nguồn, ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm chính dành cho cá heo. “Nếu đập Don Sahong được xây, nó sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của cá heo Irrawaddy. Cá heo đóng vai trò rất quan trọng ở Campuchia. Chúng thu hút du khách và là báu vật của quốc gia” - ông Chhith Sam Ath, Giám đốc WWF tại Campuchia, nói.

Vào tháng 9-2013, chính phủ Lào thông báo quyết định tiến hành dự án đập Don Sahong mà không tuân theo quy trình tham vấn với Ủy ban sông Mekong (MRC). Công trình dự kiến được khởi công trong thời gian tới và hoàn tất vào đầu năm 2018.

Không dừng lại ở dự án Don Sahong, các nhà hoạt động môi trường hôm 19-2 yêu cầu chấm dứt mọi dự án đập thủy điện dọc theo sông Mekong. Phát biểu tại diễn đàn về dự án Don Sahong ở Bangkok - Thái Lan, họ lo ngại đời sống người dân trên và ven sông cũng như môi trường sẽ tồi tệ hơn, nhất là tại Lào.

Ông Itthipol Kamsuk, điều phối viên người Thái Lan của Mạng Cộng đồng Đông Bắc thuộc lưu vực sông Mekong (ComNet Mekong), thúc giục: “Các chính phủ phải nỗ lực hết sức để ngăn chặn những dự án đập thủy điện trên sông Mekong”.

Ngoài dự án Don Sahong, chính phủ Lào còn chấp thuận xây đập Xayaburi trên sông Mekong và khoảng 21% dự án này đã hoàn tất.

Báo Bangkok Post dẫn lời bà Lâm Thị Thu Sửu, điều phối viên Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, cho biết các đập thủy điện trên sông Mekong đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa chính ở Việt Nam. “Điều quan trọng là chính phủ các nước cần tuân thủ Hiệp định Mekong 1995 nhằm bảo vệ và giữ gìn con sông quốc tế này” - bà Sửu nhấn mạnh.

Người lao động, 20/02/2014
Đăng ngày 22/02/2014
Hoàng Phương
Thế giới
Bình luận
avatar

“Bấp bênh” khi quay trở lại với con tôm sú

Dựa vào tình hình hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng đang lao dốc mạnh. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm đang bắt đầu quay lại với mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, từ con tôm thẻ, khó khăn lại khi chuyển đổi sang con tôm sú.

Tôm sú
• 10:16 17/07/2024

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 17:23 25/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 17:23 25/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 17:23 25/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 17:23 25/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 17:23 25/09/2024
Some text some message..