Tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản của các hồ chứa tại Ấn Độ

Chính phủ Ấn Độ thường phân loại các hồ chứa nước là: nhỏ (<1.000 ha), trung bình (1.000 - 5.000 ha) và lớn (> 5.000 ha). Tất cả các hồ chứa nhân tạo được tạo ra bằng cách xây dựng một con đập để ngăn dòng chảy nước mặt của một con sông, suối hoặc bất kỳ dòng chảy nào, được phân loại là các hồ chứa. Ấn Độ có 19.134 hồ chứa nhỏ với tổng diện tích mặt nước 1.485.557 ha. Tương tự như vậy, 180 hồ chứa cỡ vừa và 56 hồ chứa cỡ lớn của nước này có diện tích tương ứng là 527.541 ha và 1.140.268 ha. Như vậy, Ấn Độ có tổng cộng 19.370 hồ chứa nước bao trùm diện tích 3.153.366 ha, nhưng với việc bổ sung liên tục các hồ chứa và hồ giữ nước mới, khu vực quan trọng này có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  Hiện chưa có một ước tính đáng tin cậy nào về sản lượng cá từ các hồ chứa của Ấn Độ. So với số lượng ấn tượng trong dữ liệu về đầm hồ học khác nhau của các hồ chứa được cá nhân các nhà nghiên cứu và các cơ sở nghiên cứu thu thập, dự báo sản lượng đánh bắt cá vẫn chưa tương xứng. Tuy nhiên, năng suất trung bình của tất cả các loại hồ chứa được ước tính vào khoảng 20 kg/ha/năm với tiềm năng gia tăng đáng kể như đã được chứng minh trong một số hồ chứa nhỏ, vừa và lớn tại nước này.

Thực hành quản lý nghề cá

Tại Ấn Độ, ngành thủy sản do từng tiểu bang kiểm soát và có nhiều thay đổi trong việc kiểm soát này, từ việc đấu thầu toàn bộ tới việc gần như khai thác tự do trong biện pháp thực hành quản lý của các bang khác nhau. Hội hợp tác xã và các Tổng công ty phát triển nghề cá cấp nhà nước cũng tham gia đánh bắt cá và các hoạt động thị trường. Bản chất của sự tham gia và vai trò của họ trong nghề cá và các can thiệp thị trường thường xuyên thay đổi từ hồ chứa này tới hồ chứa khác trong cùng tiểu bang.

Các hồ chứa ở Ấn Độ, với rất ít ngoại lệ, là vùng nước chung thuộc sở hữu của cơ quan nhà nước dưới hình thức là những người chịu trách nhiệm về thủy lợi và thủy điện. Trong nhiều trường hợp, hoạt động quản lý nghề cá của họ được giao cho các sở thủy sản.

Ngư dân khu vực hồ chứa là một trong những nhóm thu nhập thấp trong xã hội Ấn Độ và nhận được rất nhiều hỗ trợ của chính phủ. Thông thường, các sở thủy sản thả giống miễn phí vào các hồ chứa, và cung cấp các khoản vay cũng như các khoản trợ cấp khác để ngư dân mua sắm lưới và thuyền. Số tiền trợ cấp, tính chất và các điều khoản của các khoản vay giữa các tiểu bang là khác nhau. Hoạt động đánh bắt cá ở các bang này gần như miễn phí. Đây là một trong những lý do tại sao không có thống kê chính xác về sản lượng.

Trong nhiều trường hợp, giấy phép được cấp miễn phí hoặc chỉ thu một khoản phí danh nghĩa rất nhỏ vì lý do chính trị hoặc vì lý do khác. Sự phát triển của nghề cá hồ chứa thường liên quan đến nhiều hoạt động phúc lợi xã hội và cứu trợ theo quản lý của làng và quận. Trong những trường hợp như vậy, ngay lập tức mục tiêu xã hội sẽ được theo đuổi, xem xét kỹ lợi ích lâu dài và nguyên lý của hạn mức đánh bắt thuỷ sản.

Thả cá giống cho các hồ chứa và tác động của nó

Các sở sẽ thực hiện thả cá giống ở các hồ chứa, những con cá nhỏ được ương nuôi trong trại giống. Tất cả các bang đều có trại ương nuôi cá hương để thả vào các hồ chứa của họ. Tuy nhiên, số lượng thả nuôi ở hầu hết các hồ chứa đều không đủ bởi các trại nuôi của sở không sản xuất đủ số lượng và giống loài được yêu cầu. Các chuẩn mực khoa học hiếm khi được theo dõi trong việc lựa chọn các loài thả nuôi. Những chính sách đã được thông qua trước đây áp dụng cho các hồ chứa của Ấn Độ chủ yếu nhấn mạnh vào việc thả cá hương của một loài hoặc kết hợp các loài, mà không tính đến các khía cạnh cần xem xét như: mật độ hoặc tỷ lệ dựa vào lưu lượng sinh hóa của các hồ chứa cụ thể. Các loài cá được sử dụng và tỷ lệ thả nuôi thường được xác định bởi tính sẵn có của cá.

Thả cá giống ở các hồ chứa nhỏ đạt hiệu quả cải thiện sản lượng cao hơn so với các hồ chứa cỡ vừa và lớn. Điều này là do sự thành công trong việc quản lý các hồ chứa nhỏ phụ thuộc nhiều hơn vào việc bắt lại những con cá đã thả hơn là xây dựng một quần thể gây giống. Các hồ nhỏ hơn có lợi thế dễ theo dõi nguồn lợi và dễ thao tác. Như vậy, hồ chứa càng nhỏ thì quy trình thả giống và bắt lại càng có cơ hội thành công hơn. Trong thực tế, một chu kỳ thả giống và thu hoạch sáng tạo là một quan tâm chính của quản lý nghề cá ở các hồ chứa mực nước cạn có quy mô nhỏ tại Ấn Độ.

Can thiệp của Ban Phát triển Thủy sản Quốc gia

Ban Phát triển Thủy sản Quốc gia (NFDB) được thành lập vào năm 2006 và có trụ sở chính tại Hyderabad. Mục tiêu của Ban này là nhận biết những thiếu sót, các nguồn lực, tiềm năng và những hạn chế trong việc thông qua các hoạt động và cách tiếp cận khác nhau được tạo ra để tăng sản lượng thủy sản trong nước. Sự phát triển của nghề cá hồ chứa là một trong những hoạt động trong kế hoạch của NFDB.

Những chỉ dẫn do NFDB phát triển vì lợi ích của các quốc gia để thực hiện và phát triển nghề cá ở các hồ chứa có diện tích 40 ha trở lên và có thời gian lưu giữ nước tối thiểu từ 9 - 12 tháng. Để gia tăng nuôi cá trong hồ chứa, NFDB đang hỗ trợ hỗ trợ tài chính và đào tạo cho ngư dân thả đủ số lượng cá chép giống ở độ dài thích hợp (80-100 mm) và đúng chất lượng vào đúng thời điểm. Những thành phần này sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của ngành thủy sản trong các hồ chứa của Ấn Độ.

Các hệ thống nuôi cá lồng đã được đưa vào một số hồ chứa ở Ấn Độ để phát triển thủy sản. Hiện tại, họ cá tra và cá rô phi dòng GIFT (cá rô phi nuôi đã được cải thiện di truyền) đang được nuôi chủ yếu trong các hệ thống nuôi lồng trong hồ chứa, và kết quả đạt được khả quan.

Triển vọng

Thiếu đánh giá về các chức năng sinh học và đầm hồ học trong kiểm soát tình hình sản xuất của các hồ chứa cũng như thiếu các chương trình thả giống đã dẫn đến việc tận dụng tiềm năng thủy sản của các hồ chứa ở Ấn Độ chỉ đạt mức gần tối ưu. Thông qua một loạt các nỗ lực, bao gồm duy trì, thả bổ sung con giống chất lượng, làm tăng nguồn cá thông qua thả tự động, áp dụng các kích cỡ mắt lưới phù hợp, nỗ lực khai thác tối ưu và tuân thủ khu vực cấm khai thác và mùa vụ cấm khai thác, kỳ vọng rằng năng suất trung bình có thể tăng lên mức 500 kg/ha/năm đối với các hồ chứa nhỏ; 200 kg/ha/năm đối với các hồ chứa cỡ vừa và 100-150 kg/ha/năm đối với các hồ chứa lớn.

Các biện pháp quản lý tốt nhất đã được triển khai trong những năm qua với nhiều loại hồ chứa khác nhau liên quan đến "thực hành thả cá giống – bắt cá" ở các hồ chứa cỡ vừa và lớn, đồng thời "áp dụng và thực hiện" ở các hồ chứa nhỏ.

Tuy nhiên, sự thành công của các hoạt động quản lý này sẽ đòi hỏi chính phủ phải xây dựng các chính sách phù hợp cho các hồ chứa, cần cân nhắc đến người hưởng lợi. Chúng bao gồm các lợi ích kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho bộ phận nghèo nhất của xã hội; phát triển nguồn nhân lực; quyền quản lý nghề cá; bảo tồn và bảo vệ các khu vực nuôi; chính sách cho thuê, và những yếu tố khác.

Nhìn chung, các hồ chứa của Ấn Độ có tiềm năng quan trọng làm gia tăng đáng kể sản lượng cho khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Global aquaculture advocate/Fistenet
Đăng ngày 22/11/2016
Thanh Thu (Theo Global aquaculture advocate)
Thế giới
Bình luận
avatar

“Bấp bênh” khi quay trở lại với con tôm sú

Dựa vào tình hình hiện tại, giá tôm thẻ chân trắng đang lao dốc mạnh. Do đó, nhiều hộ nuôi tôm đang bắt đầu quay lại với mô hình nuôi tôm sú. Tuy nhiên, từ con tôm thẻ, khó khăn lại khi chuyển đổi sang con tôm sú.

Tôm sú
• 10:16 17/07/2024

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 20:27 28/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 20:27 28/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 20:27 28/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 20:27 28/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 20:27 28/09/2024
Some text some message..