Tiềm năng phát triển lớn của cá rô phi

Rô phi là loài cá nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới, được nuôi trong nhiều hệ thống khác nhau. Trong năm 2016, ước tính có khoảng 5,5 triệu tấn cá rô phi đã được nuôi trên toàn thế giới.

tìm năng cá rô phi
Ngày nay, rô phi là loài thủy sản nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau cá chép. Sản lượng cá rô phi vượt cả cá hồi và nhiều loài cá da trơn. (Ảnh: Darryl Jory)

Rô phi là loài cá đặc hữu ở Châu Phi và đã được nuôi trong nhiều thế kỷ ở các nước khác nhau. Trong suốt 70 năm qua, nhờ lợi thế tiềm năng mà các loài cá rô phi đã được phân bố hầu như trên toàn thế giới.

Trong những năm 1950 và 1960, cá rô phi đã thu hút được sự chú ý của các nước đang phát triển do tiềm năng nuôi và sản lượng cá dùng làm thực phẩm đạt được. Ở một số các quốc gia này, cá rô phi đã được sử dụng như là một yếu tố chiến lược trong việc mở rộng nuôi trồng thủy sản tại địa phương để sản xuất ra nguồn protein động vật với chi phí tương đối thấp, tiêu thụ với số lượng lớn. Trong khi đó, ở một số nước khác, cá rô phi chủ yếu được dùng cho mục đích giải trí và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Trong những năm 1960 và 1970, việc nuôi cá rô phi chuyển nhiều hơn sang sản xuất thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và để đa dạng hóa các hoạt động nông thôn liên quan đến nông nghiệp và chăn nuôi. Trong suốt 30 năm qua, nhiều phát triển kỹ thuật - từ cải tiến di truyền và sự phát triển của dòng tăng trưởng nhanh hơn (cá rô phi có lẽ là loài thuần hóa rộng rãi nhất nuôi trồng thủy sản) cho đến cải thiện kiến thức về quản lý sức khỏe và dinh dưỡng, cho đến chế biến và giá trị gia tăng - đã cho phép tối ưu hóa sản xuất cá rô phi theo chuỗi giá trị và thâm nhập thị trường trên toàn thế giới.

Việc sản xuất cá rô phi với mục đích thương mại đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các thị trường truyền thống ở Châu Á và Châu Phi đã mở rộng sang nhiều nước ở Châu Mỹ, Châu Âu và các nơi khác. Hiện nay, cá rô phi nuôi đã nhanh chóng trở thành một nguồn thay thế đáng kể cho các loài cá thịt trắng truyền thống được đánh bắt từ tự nhiên.

Trong năm 2016, ước tính có khoảng 5,5 triệu tấn cá rô phi đã được nuôi trên toàn thế giới. Sản lượng này sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong nhiều năm tiếp theo, với dự báo gần 5,8 triệu tấn vào năm 2017 và gần 6 triệu tấn vào năm 2018. Ngân hàng Thế giới đã dự báo sản lượng toàn cầu của nhóm cá rô phi vào năm 2030 sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay.

Thủy sản dùng làm thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới.

Tiến sĩ Kevin Fitzsimmons, giáo sư và là chuyên gia về cá rô phi tại Đại học Arizona, đã cho rằng rô phi là loài cá thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới và là “gà của biển”. Sự phù hợp của cá rô phi trong tất cả các loại hệ thống sản xuất cũng đã được chứng minh. Chúng rất khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh, chịu được điều kiện sản xuất quá tải và chịu được nhiều bất lợi môi trường khác nhau.

Có nhiều loài cũng như nhiều dòng rô phi khác nhau có thể phát triển tốt ở các vùng nước, từ nước ngọt đến nước mặn. Chúng có tiềm năng cho năng suất cao và nhiều loài có thể được nuôi bằng thức ăn chủ yếu dựa trên protein có nguồn gốc thực vật. Trong nhiều lĩnh vực, nuôi cá rô phi là một hoạt động quan trọng, tạo ra nguồn protein cần thiết, tạo ra việc làm và ngoại tệ, đem đến cơ hội để đa dạng hóa sản phẩm trong nước.

Sản xuất cá rô phi đi từ hệ thống rất đơn giản (ao đất nhỏ) cho đến những hệ thống có kỹ thuật rất phức tạp (trong đó có hệ thống tuần hoàn). Những hệ thống sản xuất đơn giản có các đặc trưng là ít kiểm soát chất lượng nước và giá trị dinh dưỡng của nguồn cung cấp thực phẩm, sản lượng cá đạt được thấp. Khi những kỹ thuật kiểm soát tốt được phát triển và áp dụng trong quản lý chất lượng nước cũng như trong dinh dưỡng thủy sản thì chi phí và năng suất trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích cũng tăng thêm.

Trong quá trình phát triển từ thấp đến cao, những hệ thống sản xuất cá rô phi có thể được mô tả bằng các hệ thống nuôi: quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Các hình thức nuôi này được đặc trưng bởi sự thay đổi rõ rệt về mức độ đầu tư, chi phí vận hành, mức độ quản lý, rủi ro, năng suất …


Nuôi cá rô phi quảng canh với đặc trưng ao đất, diện tích nhỏ, mức độ quản lý và đầu vào tương đối thấp (Ảnh: Darryl Jory)

Hệ thống nuôi quảng canh

Nuôi rô phi quảng canh là hoạt động sinh kế điển hình, cá được nuôi trong những ao đất nhỏ và được các gia đình hoặc cộng đồng nhỏ quản lý. Hầu hết sản phẩm được các gia đình hoặc cộng đồng tiêu thụ, một phần nhỏ bán tại địa phương. Điều này gây khó khăn để có được số liệu thống kê chính xác về sản lượng nuôi ở các hệ thống quảng canh. Việc quản lý các hệ thống này thường liên quan đến tất cả các thành viên trong gia đình, hỗ trợ kỹ thuật đôi lúc có được từ chính quyền địa phương và/hoặc chính quyền trung ương.

Rô phi đực và cái thường được nuôi chung, mật độ thả nuôi rất thấp (1.000 - 2.000 con/ha). Thức ăn của cá chỉ là thức ăn tự nhiên có trong ao, phiêu sinh động và thực vật, mùn bã hữu cơ có trong đất và nước. Bổ sung thức ăn gần như không có trong kiểu hệ thống này. Năng suất nằm trong khoảng từ 300 - 700 kg/ha/vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, người nuôi cá kiểu này rất hạn chế trong việc tiếp cận kỹ thuật, thông tin, thị trường và tín dụng.


Nuôi cá rô phi theo hình thức bán thâm canh, ao nuôi có diện tích lớn và thức ăn thương mại được sử dụng để cải thiện năng suất nuôi (Ảnh: Darryl Jory)

Hệ thống nuôi bán thâm canh

Trong hệ thống nuôi bán thâm canh, ao nuôi lớn hơn và có thể lên đến vài ha. Loại hình này thường có nhiều lao động, các hoạt động nuôi trồng thủy sản thường được kết hợp với các hoạt động chăn nuôi hoặc nông nghiệp khác. Cá được nuôi từ hai đến ba giai đoạn trong ao nhỏ hoặc trong bể để kích cỡ lớn dần cho đến khi thả vào ao lớn nuôi để đạt đến kích cỡ thương phẩm. Thức ăn tự nhiên trong ao được tăng lên nhờ bón phân động vật, do đó giúp giảm chi phí sản xuất.

Ở nhiều nước đang phát triển, phân bón được sử dụng rộng rãi để nuôi cá. Sản lượng đạt từ 2.000 - 6.000 kg/ha/vụ, mật độ thả ban đầu từ 5.000 - 20.000 con/ha. Phân vô cơ cũng được sử dụng để tăng thức ăn tự nhiên trong ao, làm tăng mật độ tảo. Các phụ phẩm nông nghiệp (chưa đầy đủ về dinh dưỡng) đôi khi được sử dụng như là thức ăn bổ sung để tăng sản lượng. Thức ăn công nghiệp cũng thường được sử dụng.

Ở một số nước, việc nuôi cá đực và cá cái chung trong một ao vẫn thường xảy ra. Những con cá có kích cỡ thương phẩm nhỏ thường được bán tại địa phương. Tuy vậy, nuôi cá rô phi toàn đực vẫn được ưa chuộng hơn vì thị trường trong nước và quốc tế thích cá cỡ lớn hơn. Ở một số nước, người nuôi theo hình thức bán thâm canh đang thành lập các hợp tác xã để đạt được khối lượng cần thiết và chuẩn hóa chất lượng sản phẩm (về màu sắc và kích cỡ cá thu hoạch, kích thước và độ dày của miếng philê) để xuất khẩu sang các thị trường, chẳng hạn như Mỹ.

nuôi cá rô phi thâm canh
Nuôi cá rô phi theo hình thức thâm canh, cá được nuôi trong ao bê-tông, có sục khí (Ảnh: Darryl Jory).

Ao ngoài trời và lồng, các bể ngoài trời hay trong nhà và hệ thống raceway được sử dụng để nuôi thâm canh cá rô phi. Mật độ thả nuôi trong hệ thống thâm canh dao động từ 10.000 - 35.000 con/ha hoặc nhiều hơn. Cá được cho ăn thức ăn thương mại chất lượng cao. Thức ăn tự nhiên có vai trò ít hơn mặc dù hiệu quả chuyển đổi thức ăn được cải thiện khi phiêu sinh thực vật phát triển tốt.

Các thông số sinh, hóa, lý đều được giám sát và kiểm soát thường xuyên (khi có thể) để điều chỉnh và đối phó với bất kỳ tình huống khẩn cấp không mong muốn nào xảy ra (oxy hoà tan thấp, …). 

So với các hệ thống bán thâm canh, hệ thống thâm canh có chi phí thức ăn cao hơn và được bù đắp bằng sản lượng lớn hơn (5.000 đến 20.000 kg/ha/vụ hoặc hơn). Hệ thống bể và hệ thống raceway (nước chảy) có thể được tích hợp với hệ thống sản xuất thủy canh đối với một số loài thảo mộc, rau hoặc trái cây. Trong các hệ thống aquaponic (kết hợp giữa nuôi thủy sản và thủy canh - ND), chất dinh dưỡng từ hệ thống nuôi cá được sử dụng để hỗ trợ sản xuất các loại thực vật (rau, quả, ...).


Lồng nổi được sử dụng để nuôi thâm canh cá rô phi ở nhiều quốc gia (Ảnh: Darryl Jory).

Nuôi thâm canh trong lồng là một phương pháp sản xuất phổ biến được sử dụng ở khu vực Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Mật độ thả nuôi khuyến nghị phụ thuộc vào thể tích lồng, kích cỡ thu hoạch mong muốn và trình độ sản xuất. Nuôi lồng cung cấp một số lợi thế quan trọng. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi bị phá vỡ, và do đó con đực và con cái có thể được nuôi trong lồng mà gặp vấn đề gì xảy ra.

Lồng nuôi là các đơn vị sản xuất dễ dàng quản lý và chi phí khai thác tương đối thấp. Cá có thể được điều trị ngay khi có bất kỳ bệnh về ký sinh trùng được phát hiện. Lồng đòi hỏi vốn đầu tư tương đối thấp hơn so với ao. Một số bất lợi bao gồm: nguy cơ cao hơn do bị câu, bắt trộm; cá trở nên ít chịu được nước có chất lượng kém; hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng. Nuôi cá rô phi trong bể là một lựa chọn tốt so với nuôi trong ao và lồng nuôi nếu có đủ nước hoặc đất không có nhiều. Một số ưu điểm và nhược điểm của nuôi cá lồng cũng đúng đối với nuôi cá trong bể.

nuôi cá rô phi tuần hoàn
Hệ thống tuần hoàn trong nhà và raceway trong ao là công nghệ sản xuất mới có thể đạt sản lượng cao nhất trên một đơn vị thể tích. Cả hai công nghệ này có thể được tích hợp với việc sản xuất nhiều loại thực vật (Ảnh: Darryl Jory).

Triển vọng

Ngày nay, rô phi là loài cá nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới sau cá chép. Sản lượng toàn thế giới của cá rô phi đã vượt qua sản lượng của cá hồi và các loài cá da trơn.

Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và có thị trường rộng khắp thế giới, ngành công nghiệp nuôi cá rô phi sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số thế giới ngày càng tăng.

GAA
Đăng ngày 03/03/2017
Đào Minh
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bí quyết san ao tôm tránh hao hụt nhiều

Trong quá trình nuôi tôm, việc san tôm là một công đoạn không thể thiếu để đảm bảo mật độ nuôi thích hợp và tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho tôm. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn dễ gây ra hao hụt nếu không được thực hiện đúng cách.

Tôm thẻ
• 09:48 18/07/2024

Sản phẩm phụ của quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm

Bà con có biết rằng quá trình phân hủy chất hữu cơ và bài tiết của tôm có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường nuôi tôm của bà con không? Những sản phẩm phụ như Ammonia, Nitrite và Phosphate không chỉ làm thay đổi chất lượng nước mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Để bà con hiểu rõ hơn về những yếu tố này và các giải pháp hiệu quả để quản lý chúng.

Tôm thẻ
• 09:45 18/07/2024

Phản xạ của tôm nói lên điều gì?

Phản xạ của tôm là một chủ đề thú vị và phức tạp, gợi mở nhiều khía cạnh trong sinh học, sinh thái học và cả ngành nuôi trồng thủy sản. Bài viết này sẽ khám phá các khía cạnh đó, từ cơ chế sinh học cơ bản của phản xạ tôm đến ứng dụng thực tiễn trong nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu khoa học.

Tôm thẻ
• 10:09 16/07/2024

Hiểu rõ nguồn gốc của các acid hữu cơ để sử dụng đúng mục đích

Các loại acid hữu cơ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh tật và cải thiện chất lượng nước. Để sử dụng acid hữu cơ một cách hiệu quả, người nuôi cần hiểu rõ nguồn gốc và tác dụng của từng loại acid. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về một số loại acid hữu cơ phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, nguồn gốc và công dụng của từng loại.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:06 16/07/2024

Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
• 06:21 20/09/2024

Lợi ích từ axit hữu cơ và muối của axit hữu cơ mang lại cho tôm

Các nhà khoa học đã chứng mình rằng axit hữu cơ rất quan trọng đối với một số vật nuôi, trong đó có tôm. Với nên tảng công nghệ phát triển như hiện nay, việc đưa axit hữu cơ vào thức ăn giúp kích thích sự tăng trưởng cho tôm đã trở nên dễ dàng hơn. Hôm nay cùng Tép Bạc đi sâu vào các lợi ích mà acid hữu cơ mang lại nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 06:21 20/09/2024

Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi sinh
• 06:21 20/09/2024

Cùng nhà Tép đến với Festival tôm Cà Mau 2023

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 là sự kiện vô cùng hấp dẫn, có quy mô cấp khu vực. Nổi bật nhất trong các hoạt động khuôn khổ của chương trình, phải kể đến chương trình trưng bày gian hàng về thiết bị và sản phẩm về tôm.

Tép Bạc
• 06:21 20/09/2024

Các loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức

Có một số loài cây gây hại trong ao tôm cần loại bỏ ngay lập tức. Các loài cây này có thể cạnh tranh với tôm cho oxy, thức ăn và ánh sáng. Chúng cũng có thể là nơi trú ngụ của các loài ký sinh trùng và bệnh tật.

Các loài cây gây hại cho ao nuôi
• 06:21 20/09/2024
Some text some message..